Trang sức xuất hiện khi con người biết để ý tới cái đẹp. Trải qua thời gian, qua mỗi thời kỳ lịch sử, trang sức đã có những bước thăng trầm khác nhau. Nhưng tựu chung thì ngành trang sức đã không ngừng biến chuyển và thay đổi để bắt kịp xu hướng và sở thích của con người.


Sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn biết rằng ngay từ thời tiền sử thì loài người chúng ta cũng đã biết dùng trang sức để làm đẹp cho cơ thể. Không nói quá nếu như nhận định rằng lịch sử trang sức bắt đầu khi có loài người và đồng hành với chúng ta xuyên suốt qua năm tháng.


Thời kỳ Ai Cập cổ đại


Trang sức thời kỳ Ai Cập cổ đại được xem như một bước ngoặt lớn, sở hữu nhiều nét tương đồng với ngày nay. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng kỹ thuật chế tạo trang sức thời đó khá là chuyên nghiệp. Người thợ chế tạo dùng chính đôi bàn tay khéo léo của mình và có thể tạo nên các kiểu dáng và hoa văn khác nhau trên mẫu trang sức.


Cổ áo bằng vàng hình con kền kền được trưng bày tại bảo tàng Cairo, Ai Cập

Cổ áo bằng vàng hình con kền kền được trưng bày tại bảo tàng Cairo, Ai Cập

 

Mục đích chính của trang sức tại thời kỳ này đóng vai trò là lá bùa hoặc tấm bùa hộ mệnh theo người. Con người của thế kỷ này coi trọng đá quý và kim loại màu hơn hẳn các nguyên liệu khác. Rất nhiều những loại đá quý đắt tiền được ưa chuộng hiện nay nhưng lại không được coi là quý hiếm thời đó con người thời này chưa tìm ra đặc tính quý hiếm của chúng.


Thời kỳ Ai Cập cổ đại, ai ai cũng tin rằng mỗi một viên đá quý đều sẽ mang một sức mạnh thầy kỳ. Biểu tượng con bọ cạp, bọ hung, hoa sen hay chim ưng và rắn… được sử dụng để thể hiện sức mạnh của bản thân và trở thành huyền thoại của Ai Cập.


Trang sức thời Ai Cập cổ đại

Cổ áo và dây chuyền vàng thời Ai Cập cổ đại được tìm thấy.

 

Thời kỳ La Mã


Những món đồ trang sức La Mã cổ xưa chính là biểu tượng của quyền uy, dành riêng cho tầng lớp xã hội cao nhất. Mãi về sau này khi thương mại hóa buôn bán trao đổi phát triển hơn thì những người dân chúng mới được phép có quyền sở hữu phụ kiện trang sức. Người La Mã ưa chuộng những mẫu trang sức sử dụng nhiều loại đá rực rỡ và chúng phải có kích thước lớn, mang tính khoe và phô trương. Các loại đá được ưa thích là Sapphire, Ruby, Emerald


Vòng tay và khuyên tai thời kỳ La Mã

Vòng tay và khuyên tai thời kỳ La Mã đã được chế tác tinh xảo

 

Thời kỳ trung cổ


Nếu như triều đại La Mã là sự lên ngôi của những mẫu trang sức khắc hình thần thoại, vị anh hùng một cách kỳ công thì sang tới thời trung cổ, con người đã chuyển hướng sang phong cách giản đơn hơn hẳn. Dây chuyền đặc biệt được yêu thích ở thời kỳ này. Ngoài ra những món đồ để trang điểm tóc, phụ kiện làm đẹp trang phục cũng rất được yêu thích.

 

Tham khảo thêm:

 

 


Thời kỳ phục hưng


Thời kỳ phục hưng chính là bước ngoặt mới của nền sản xuất trang sức trên thế giới. Vào thời điểm này, vai trò của trang sức đã được phân hóa rõ rệt. Cụ thể là:


Trang sức phục vụ nhu cầu làm đẹp: Những món đồ trang sức được cải thiện về thiết kế nhằm tôn lên nét đẹp của người đeo. Đá quý được sử dụng nhiều hơn nhưng chúng đã được đánh giá về cả yếu tố màu sắc, độ bóng chứ không đơn thuần chỉ là sức mạnh huyền bí như thời La Mã nữa. Đây cũng là thời điểm ghi lại dấu mốc lịch sử Kim cương được phát hiện và sử dụng nhiều phương pháp cắt xẻ khác khau để chế tác. Phần lớn các tuyệt tác trang sức từ thời kỳ phục hưng được lưu giữ đến nay là của hoàng gia Anh, Pháp.


Trang sức được cất trữTrang sức được coi là tài sản giá trị.

Trang sức là tài sản, thể hiện sự giàu có: Rất nhiều người đã bắt đầu thu thập trang sức để bổ sung gia tài của mình và đảm bảo sự giàu có. Trang sức được coi như là một dạng của tiền tệ, chúng dễ bảo quản, dễ mua, dễ bán và đương nhiên có giá trị ở mọi nơi.


Từ thế kỷ 17 trở đi


Sự giàu có trỗi dậy ở đại đa số người dân cùng với mức sống được nâng cao đã giúp nhiều người sở hữu được cho mình những món trang sức đắt giá. Chất liệu vàng và bạc đưa vào sản xuất trang sức trở nên phổ biến hơn, trong đó trang sức bạc được yêu thích vì mức giá rẻ hơn hẳn so với vàng. Các cô gái thích trưng diện trọn bộ sản phẩm như dây chuyền bạc, lắc tay bạc, nhẫn bạc. Tuy nhiên tầng lớp giới quý tộc vẫn thích thể hiện đẳng cấp của mình và họ ưa chuộng kim cương nhất.


Ý tưởng thiết kế trang sức cũng trở nên mới mẻ hơn, người ta bắt đầu chú ý hơn tới những món đồ tạo dáng thực vật, động vật, sử dụng nhiều màu sắc sinh động của kim loại và đá quý.


Chiến tranh nổ ra trên thế giới đã phá hủy đi rất nhiều mẫu trang sức đá quý của thời kỳ phục hưng. Đó chính là mất mát to lớn mà ngành trang sức thế giới phải đón nhận.


Mũ miện được làm bằng vàng có từ thế kỷ 17-18.

Mũ miện của vua chúa Việt được làm bằng vàng ròng đã có từ thế kỷ 17-18.

Trâm hình cành hoa, đào, cúc được làm bằng vàng, bạc có từ thời chúa Nguyễn.

Trâm hình cành hoa, đào, cúc dành cho quý phi được làm bằng vàng, bạc có từ thời chúa Nguyễn.

 

Ngày nay và tương lai


Cho tới ngày nay trang sức vẫn được coi là một dạng để thể hiện nghệ thuật. Tuy nhiên nguyên liệu sử dụng và phương pháp chế tác đã mở rộng và hiện đại hơn rất nhiều. Con người cũng dần dần tìm đến những chất liệu tổng hợp, tự tạo ra để thay thế cho nguồn kim loại, đá quý đang dần cạn kiệt. Sự thay thế này đã góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, khiến những món đồ trang sức bắt mắt nhưng có mức giá hợp lý, ai ai cũng có thể sở hữu. Xu hướng này đương nhiên vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai.


Rào cản văn hóa được gỡ bỏ giúp ngành trang sức thế giới có được cơ hội phát triển vượt bậc. Phong cách sử dụng trang sức liên tục biến đổi, chúng có thể đổi mới theo mùa, theo từng năm một.


Trang sức thời hiện đại

Trang sức thời hiện đại khiến bất cứ cô gái nào cũng trở nên xinh đẹp và quyến rũ.

 

Nếu so sánh thời kỳ sơ khai của trang sức với thời điểm hiện tại, rõ ràng có sự khác biệt rõ nét. Chúng thể hiện sự phát triển không ngừng và tin chắc sự phát triển này sẽ còn tuyệt vời hơn trong tương lai.