Bạn có từng phân vân, liệu thời xa xưa phụ nữ Việt có biết làm đẹp không ? Trang sức thời đó như thế nào ? Hình dáng ra sao ? Nó cầu kỳ hay đơn giản ? Vậy thì Eropi sẽ giúp bạn giải tỏa điều băn khoăn đó cùng bạn lần lại dòng lịch sử để chiêm ngưỡng trang sức Việt Nam qua các thời kỳ.

Phân vân về nguồn gốc trang sức Việt Nam bắt đầu từ đâu?

 

Nơi đâu sẽ có những bộ trang sức cổ Việt Nam, đó là Bảo tàng lịch sử quốc gia. Nơi đây trưng bày hàng trăm hiện vật trang sức từ thời Tiền sử - Sơ sử ( thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai, Óc eo) cho đến đầu thế kỷ 20. Trong đó có 100 hiện vật tiểu biểu đại diện cho cái nhìn tổng quan về trang sức Việt qua hàng ngàn năm lịch sử.


Những chiếc nhẫn, vòng tay đá có niên đại lâu đời.

Những chiếc nhẫn, vòng tay đá có niên đại lâu đời. 


Nhìn niên đại của những hiện vật này, chúng ta biết được rằng từ thời Tiền sử người Việt Nam đã chế tác nhiều đồ trang sức với nhiều kiểu dáng, hình dạng khác nhau. Mới đầu chỉ là những chiếc vòng cổ hay vòng tay đơn giản nhưng dần dần qua thời gian đã thấy được sự tinh xảo trong từng món đồ.


Điều đặc biệt là nhiều món đồ trang sức của thời kỳ này không chỉ dùng để làm đẹp mà còn có ý nghĩa là bùa hộ mệnh. Với những người ở địa vụ cao thì trang sức  còn là thứ để phô sự giàu có, quyền lực, cùng vẻ tôn quý của chủ nhân.

 

Trang sức vòng cổ với nhiều hình dáng khác nhau.

Trang sức vòng cổ với nhiều hình dáng khác nhau.


Trong một số trường hợp khác thì những bộ trang sức lại phục vụ cho đời sống tôn giáo, tin ngưỡng.


Nguyên liệu để chế tác các loại trang sức này có thể đến từ nhiều loại khác nhau như vỏ nhuyễn thể, xương, sừng động vật, thủy tinh, đá quý, đồng, vàng bạc,..


Tham khảo thêm:

 

 


Trang sức Việt Nam qua các thời kỳ

 

Bao tay làm từ đồng ( trái ) và Vòng tay đá ( phải ).Bao tay làm từ đồng ( trái ) và Vòng tay đá ( phải ).


Bao tay này được làm từ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn , khoảng 2500 - 2000 năm trước đây, còn chiếc vòng tay đá thuộc văn hóa Phùng Nguyên, khoảng 4000 - 3500 năm trước đây. Thời kỳ này các món trang sức vẫn có hình dáng đơn giản nhưng sự xuất hiện của những bao tay hay vòng dá này cũng đánh dấu vào lịch sử trang sức của người Việt thời xa xưa.

 

 


Nhẫn vàng nạm ngọc ( trái ) và Nhẫn chạm chữ Phạn ( phải ).
Nhẫn vàng nạm ngọc ( trái ) và Nhẫn chạm chữ Phạn ( phải ).

Hình ảnh bên trái là chiếc nhẫn vàng nạm ngọc thuộc văn hóa Óc Eo, khoảng thế kỷ 7-8, còn bên phải là nhẫn vàng chạm chữ Phạn cũng thuộc văn hóa Óc Eo, thế kỷ 7-8. Đến giai đoạn này khi vàng được phát hiện cùng với đó là trang sức cũng tiến thêm một bậc, các đường nét thiết kế cũng trở nên tinh xảo và cầu kỳ hơn. 



Khuyên tai trang trí nhũ hoa ( trái ) và Hoa tai bạc ( phải).

Khuyên tai trang trí nhũ hoa ( trái ) và Bông tai bạc ( phải).


Đến thế kỷ 4-6, sự xuất hiện của khuyên tai trang trí nhũ hoa làm bằng đồng, thuộc văn hoa Óc Eo và bông tai bạc nạm đá quý đá thế kỷ 19-20 cũng là một bước tiến mới trong lịch sử trang sức Việt Nam, nhất là có sự xuất hiện những viên đá quý được thêm vào những bộ trang sức này.

 
Dây chuyền bạc (trái ) và vòng chân đeo quả bạc  ( phải).
Dây chuyền bạc (trái ) và vòng chân đeo quả bạc  ( phải).


Dây chuyền và vòng đeo chân quả bạc tiếp tục là một bước ngoặt trong chế tác trang sức, những dây chuyền và vòng chân tuy chưa có thiết kế mềm mại nhưng cũng đã bước lên một nấc thang mới, trang sức thời kỳ này chưa đạt đến độ hoàn hảo, tinh xảo nhất nhưng cũng đạt đến độ đẹp nhất định.

 
Trâm cài bằng vàng với thiết kế tinh xảo.

Trâm cài bằng vàng với thiết kế tinh xảo. 

Trải qua năm tháng, trang sức Việt Nam đã dần đạt đến mức độ tinh xảo nhất định, điển hình là những chiếc trâm cài dành cho hoàng hậu thời xưa. Từng chi tiết mang thiết  kế sắc cạnh nhưng cũng không kém phần tinh tế. Vốn là một đồ trang sức dành cho phái đẹp vì thế những bộ trang sức dành cho phía hậu cung cũng được chăm chút tỉ mỉ hơn.

Những mẫu vòng cổ, vòng đeo tay được chế tác tỉ mỉ.
Những mẫu vòng cổ, vòng đeo tay được chế tác tỉ mỉ.

Thời xưa, không có máy móc, mọi đồ trang sức đều được làm thủ công nhưng xem qua lịch sử trang sức Việt Nam, ngược dòng về niên đại trước. Có thể thấy tay nghề của các nghệ nhân thời xưa đã đạt đến một trình nhất định. Xem qua các mẫu trang sức thời xưa ta có thể thấy được điều đó.