Nhắc đến làng nghề vàng bạc Huệ Lai, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những trang sức bạc. Vì sao có thể nghĩ ngay và nhớ ngay được như vậy ? Bởi đây chính là cội nguồn của những bộ trang sức có tiếng từ xa xưa cho đến ngày nay.


Làng nghề trạm vàng bạc Huệ Lai nằm ở đâu ?


Thôn Huệ Lai thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi ( Hưng Yên ) là một làng nghề kim hoàn đã được hình thành và phát triển gần 20 năm.


Những năm đầu của thập kỷ 90 nghề kim hoàn với Huệ Lai còn mới lạ. Nghề này do một người con đi làm công kiếm sống từ làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương mang về để tăng thêm thu nhập cho gia đình trong những lúc nông nhàn.


Ban đầu chỉ có 3-4 người học nghề rồi về truyền cho nhau, trải qua nhiều năm, sự phát triển tăng cả về số hộ và người lao động làm nghề này.

 

Khởi sắc của làng nghề Huệ Lai sau khi có nghề vàng bạc

 

 Trước đây thôn Huệ Lai có 95% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khan. Song thì khi có sự phát triển của nghề trạm vàng bạc, người dân đã thêm nghề phụ, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế. Tay nghề của những người thợ cũng được nâng cao rõ rệt, các sản phẩm dần có độ tinh xảo nhất định.


Đặc thù của nghề kim hoàn rất khắt khe, bởi nghề này không chỉ đòi hỏi sự cần cù chịu khó mà con đòi hỏi đôi bàn tay tài hoa khéo léo, óc sáng tạo để trổ những hoa văn, họa tiết trên các sản phẩm vàng bạc.

 

Trang sức đến từ làng nghề vàng bạc nổi tiếng Huệ Lai.

Trang sức đến từ làng nghề vàng bạc nổi tiếng Huệ Lai.


Như ông Pham Xuân Đinh 69 tuổi, đã có 21 năm trong nghề tâm sự” “ Muốn trở thành một người thợ kim hoàn giỏi, chế tác được các mặt hàng theo yêu cầu của khách trước hết thì người thợ phải có năng khiến, chịu khó và sáng tạo mới gắn bó được lâu dài với nghề”.

 

Tham khảo thêm:

 

 

Công đoạn để cho ra một sản phẩm trang sức bạc của người dân Huệ Lai

 

Trong nghề chế tác trang sức bạc đòi hỏi ở người thợ cần phải có sự kiên trì cùng nhẫn nại trong từng công đoạn mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp và tinh xảo. Và để có một thành phẩm đẹp và vừa ý với khách hàng thì phải trải qua rất nhiều quy trình chế tác.


Đầu tiên là giai đoạn tạo mẫu cũng là giai đoạn quan trọng nhất. Ở bước này những ý tưởng sơ khai nhất về một mẫu trang sức mới sẽ được hình thành.


Tiếp theo là giai đoạn tao mẫu sáp hưu khi làm nhẫn thì mẫu nhẫn sẽ được xuất ra và được khắc trên sáp cứng.

 

 

Trang sức bạc đến từ làng nghề vàng bạc Huệ Lai luôn được chào đón trên khắp đất nước.


Những khuôn sáp này có thể có màu xanh ngọc hoặc xanh lá cây sậm mày. Các mẫu sáo có thể làm bằng tay hoặc máy.

 

Kế đến là công đoạn cắm cây thông – bơm sáp đổ thạch cam, đun chảy kim loại, đổ khuôn và cắt cây thông ra khỏi sản phẩm thô, hoàn thiện, gắn đá và đánh bóng sản phẩm.


Cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đây cũng là công đoạn quan trọng để kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảmbảo độ chính xác và tay nghề chế tác hoàn hảo. Bước này chính là là bước định giá cho sản phẩm trang sức cho sản phẩm.

 

Các bộ trang sức đẹp đến từ Huệ Lai đều được làm thủ công.

Các bộ trang sức đẹp đến từ Huệ Lai đều được làm thủ công.

 

Từng công đoạn trong chế tác sản phẩm trong chế tác trang sức của người làng Huệ Lai đều được tiến hành một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Vì vậy các sản phẩm từ làng nghề trang sức Huệ Lai luôn có tiếng và lan rộng khắp cả nước.


Trang sức vàng của làng  nghề Huệ Lai.

Trang sức vàng của làng  nghề Huệ Lai.


Từng chiếc lắc – vòng, sợi dây chuyền hay nhẫn bông tai đến từ Huệ Lai đều tinh xảo và đã đạt đến trình độ nhất định của trong ngành chế tác trang sức.