So với những viên đá được làm giả, đá công nghiệp với ngoại hình trau chuốt thì đá quý tự nhiên lại luôn có những vết tích khiếm khuyết. Dưới đây là những dấu vết riêng có của đá quý tự nhiên, bạn hãy căn cứ vào đó để làm đặc điểm nhận dạng, phận biệt, tránh mua lầm phải hàng giả.


Đá quý là sản vật được kết tinh trong lòng đất. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm biến đổi, mỗi viên đá quý sẽ sở hữu một vẻ đẹp riêng biệt. Tuy nhiên đặc điểm chung của tất cả các viên đá quý trên thế giới này là đều tồn tại một vài đôi chút khiếm khuyết nhỏ. Sau đây, Eropi sẽ điểm danh 3 dấu vết riêng có của đá quý tự nhiên. Các viên đá được tạo ra bằng quá trình công nghiệp không bao giờ có được các vết tích này.


Đường, vết nứt băng

 

Vết nứt băng tuy không đẹp mắt nhưng chứng thực cho bạn đây là đá quý tự nhiên.

Vết nứt băng tuy không đẹp mắt nhưng chứng thực cho bạn đây là đá quý tự nhiên.


Vết nứt băng là hiện tượng phổ biến, xảy ra hầu hết với các loại đá quý, cả những viên đá sở hữu mức giá đắt đỏ lẫn những viên đá có giá trị tầm trung. Điển hình là các loại: đá Tourmaline (đá Cầu Vồng), đá Jasper, đá Garnet (đá Hồng lựu), đá Topaz, đá Peridot, đá Aquamarine, đá Thạch anh (hồng, tím)…


Vết rạn nứt của đá ngọc bích đi kèm với nứt băng bên trong

Vết rạn nứt của đá ngọc bích đi kèm với nứt băng bên trong.


Vậy vết nứt băng trong viên đá quý là gì? Đá quý phải trải qua một thời gian dài “tu luyện” trong lòng đất, chịu đủ cả mọi thiên tai như động đất, mưa, nắng, gió, bão… nên trong lòng các viên đá đã hình thành nên các đường tinh hoa nhỏ tựa như vết nứt băng. Điều thú vị là khi chạm vào bề mặt tinh thể thì không thể cảm nhận được sự tách vỡ này.


Nhìn bằng mắt thường thấy rõ các vết nứt băng nhưng khi chạm tay vào, bề mặt viên đá vẫn trơn, láng mịn và bóng bẩy.


Tham khảo thêm: 


 

 


Các vết lõm


Đá quý mắc phải lỗi có vết lõm tự nhiên là điều thường xuyên xảy ra.

Đá quý mắc phải lỗi có vết lõm tự nhiên là điều thường xuyên xảy ra.


Đá quý mắc phải lỗi có vết lõm tự nhiên là do trong mạng tinh thể kết nối bị khuyết, thiếu một vài tinh thể. Nếu vết lõm ở trên bề mặt thì chỉ cần trải qua quá trình màu giũa thì viên đá quý sẽ thoát ngay khỏi được lỗi này. Tuy nhiên nếu tinh thể bị thiếu nằm sâu hoặc trong vùng giữa của viên đá, hãy chấp nhận sự thật là không thể xử lý vết lõm đó.


Các viên đá được sản xuất công nghiệp không bao giờ có được các vết lõm tự nhiên này. Vậy nên, nếu đang sở hữu một món trang sức có gắn đá quý mà viên đá quý hơi khuyết lỗi một chút, bạn hãy lấy làm may mắn. Điều đó chứng tỏ đá bạn đang dùng là hàng thật.


Hiện tượng xuất hiện các vết lõm thường xảy ra với đá thạch anh (đặc biệt là thạch anh tóc vàng), đá Mắt hổ (Tiger Eye), đá Ngọc Hồng lựu (Garnet), đá Cầu Vồng (Tourmaline)…


Đường vân mây

 

Hiện tượng đá quý với lỗi vân mây.

Hiện tượng đá quý với lỗi vân mây.


Nếu bạn cầm một viên đá lên và thấy trong lòng nó có những đường mờ đục tựa như sương mù thì đó chính là khiếm khuyết đường vân mây của đá quý đấy nhé.


Hiện tượng lỗi đường vân mây thường xảy ra với đá Tourmaline và đại đa số các biến thể thạch anh như thạch anh tím, thạch anh trắng, thạch anh hồng, đặc biệt là thạch anh tóc vàng…Trong thạch anh tóc vàng các sợi tóc, các khoáng chất và các đường vân mây gắn chặt vào nhau, công sinh cùng nhau.


Thạch anh là dòng đá dễ mắc lỗi vân mây nhất.

Thạch anh là dòng đá dễ mắc lỗi vân mây nhất.


Nếu như hai khiếm khuyết và vết nứt băng và vết lõm không thể hết và thuyên giảm qua thời gian thì lỗi vân mây trên đá quý sẽ mờ hơn qua một thời gian sử dụng. Tất nhiên, thời gian không thể tính ngắn hạn bằng tháng mà phải là năm.


Đá quý đến từ tự nhiên sẽ có tồn tại một vài khiếm khuyết. Bởi vậy khi đi mua trang sức đá quý, trang sức phong thủy hãy chú ý rằng: Các viên đá càng trau chuốt, càng hoàn hảo thì nguy cơ làm giả càng cao. Một đôi chút vết tích không đẹp lắm đôi khi lại là dấu vết riêng có của đá quý tự nhiên – thứ mà bạn mong muốn được sở hữu.