Với ba phần tư diện tích là đồi núi cộng với thảm vi sinh vật, khoáng sản phong phú Việt Nam chúng ta cũng được biết đến như một quốc gia giàu tiềm năng đá quý. Tuy trình độ chế tác và năng lực khai thác còn hạn chế nhưng không thể phủ nhận sự có mặt có rất nhiều loại đá quý trên khắp dải đất hình chữ S. Cùng khám phá nơi phân bố chính của các loại đá quý ở Việt Nam.

 

Tiềm năng đá quý Việt Nam

 

Đá quý Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên vào khoảng những năm 1980 của thế kỷ trước. Trong quá trình lập bản đồ địa chất những mỏ Ruby, Sapphire đầu tiên tình cờ được các nhà nghiên cứu phát hiện tại Lục Yên ( Yên Bái). Trong khoảng từ năm 1980 – 1987 rất nhiều thương gia và nhà buôn ở Thái Lan lặn lội tới Lục Yên để mua một số lượng lớn đá quý thô, trong đó nhiều nhất phải kể đến là Ruby. Nhưng do Nhà nước ta chưa nhận thức được tiềm năng cũng như chưa có cơ chế quản lý việc khai thác một cách chặt chẽ nên phần lớn Ruby bị khai thác trái phép rồi đưa về Thái Lan.

 

Đầu thập kỷ 90 các mỏ Ruby và Sapphire mới cũng lần lượt được phát hiện tại Quỳ Châu (Nghệ An) và một số tỉnh miền Nam. Ngoài các thương gia Thái Lan thì xuất hiện thêm các thương gia của Ấn độ và Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm đến tiềm năng đá quý và thực hiện thay đổi các chính sách thuế khóa xuất nhập khẩu nhằm tránh thất thoát tài nguyên nước nhà. Trong khoảng thời gian này, liên tiếp các mỏ đá quý các loại được phát hiện, như  Aquamarine, Topaz, Tourmaline, Jadeit, Nephrite, Beryl, Amethyst, Opal, Canxedon… Việt Nam được tổ chức khoáng vật học Thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về đá quý.

 

Cho đến hiện tại, trong hàng chục loại đá quý đã phát hiện được ở nước ta thì có 17 loại đá quý, đá bán quý nổi bật không thể không nhắc đến như: Ruby (Hồng ngọc), Diamond (Kim cương), Emerald (Ngọc lục bảo), Sapphire, Garnet (Ngọc hồng lựu), Agate (Mã não), Amber (Hổ phách), Aquamarine (Ngọc xanh biển), Jade (Ngọc bích), Opal (Ngọc mắt mèo), Quarzt (Thạch anh)…

 

Nhiều loại đá quý hiếm có mặt ở Việt Nam.

Nhiều loại đá quý hiếm có mặt ở Việt Nam.

 

Tham khảo thêm:

 

 

 

 

Phân bố của đá quý nhóm I

 

Các loại đá quý nhóm I gồm: Ruby, Sapphire, Kim cương, Emerald.

 

Khu vực Yên Bái: Các mỏ Ruby ở Yên Bái nằm rải rác ở thị xã Yên Bái dọc theo quốc lộ 70. Nổi tiếng nhất là 3 mỏ Tân Hương từng khai thác được viên Ruby nặng gần 2,6kg; mỏ Trúc Lâu phát hiện viên Ruby nặng gần 2kg và mỏ Lục Yên. Đây cũng chính là khu vực có chợ đá quý Lục Yên nổi danh khắp cả nước từ những năm 90. Thời mới hình thành chợ này là nơi thu mua và buôn bán đá quý lớn nhất đất Yên Bái nhưng đến nay thì chợ chỉ họp với mục đích giao lưu trao đổi một số mặt hàng liên quan đến đá quý nhưng có giá trị nhỏ. Ngoài Ruby thì các loại đá quý khác ở Yên Bái gồm có: Spinel, Garnet, Tourmaline với trữ lượng ít.

 

Khu vực Quỳ Châu (Nghệ An): Những mỏ Ruby tại Quỳ Châu được phát hiện lần đầu vào những năm 80 của thế kỷ 20 tại các xã Châu Bình, châu Hồng. Hoạt động khai thác trái phép diễn ra ồ ạt trên diện rộng và chính quyền không thể kiểm soát được. Các điểm mỏ rầm rộ và nổi tiếng nhất phải kể đến là đồi Tỷ và đồi Triệu. Tên các mỏ là do dân đào đá đặt, đồi Tỷ là nơi phát hiện những viên đá trị giá tiền tỷ còn đồi Triệu là nơi phát hiện những viên đá trị giá tiền triệu. Xét về chất lượng thì những viên Ruby khai thác từ Quỳ Châu được đánh giá là đẹp nhất thế giới, tương đương với chất lượng Ruby tại mỏ Mogok nổi tiếng ở Mianma. Màu đẹp, độ tinh khiết cao và ít tỳ vết.

 

Miền Nam Việt Nam: Ở các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận và Đồng Nai phát hiện các mỏ Sapphire với trữ lượng vừa phải. Một số xã như Đơn Dương, Vân Hòa, EaHleo cũng phát hiện Ruby kích thước nhỏ.

 

Kim cương và Emerald tuy chưa được khai thác ở Việt Nam nhưng các kết quả khảo sát cho thấy có tiềm năng về hai loại đá quý này tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc, Hà Giang, Vĩnh Phúc.

 

Bản đổ phân bố đá quý ở Việt Nam.

Bản đổ phân bố đá quý ở Việt Nam.

 

Phân bố của đá quý nhóm II

 

Các loại đá quý nhóm II là các đá bán quý, gồm: Topaz, Opal, Aquamarine, Tourmaline, Peridot, Spinel, Beryl,…

 

Topaz (Hoàng ngọc): Được phát hiện tại Thường Xuân - Thanh Hóa với trữ lượng vào khoảng gần 42 tấn. Một số ít ở Yên Bái, Lâm Đồng.

 

Spinel (Đá tia lửa): Được phát hiện ở các mỏ Tân Hương, Lục Yên (Yên Bái) và Quỳ Châu với giá trị thương mại cao.

 

BerylAquamarine (Ngọc xanh biển): Được phát hiện từ những năm 1985 tại Thanh Hóa và một số khu vực tại Vĩnh Phúc.

 

Tourmaline (Bích tỷ): Được phát hiện lần đầu tại Yên Bái nhưng chất lượng không cao, sau này phát hiện thêm tại một số khu vực ở Bắc Kạn.

 

Peridot (Đá Ô-liu): Chủ yếu nằm ở mỏ Hàm Rồng và mỏ Biển Hồ của tỉnh Lâm Đồng.

 

Thạch anh và các biến thể, Opal (Ngọc mắt mèo), Canxedon: Pha lê và thạch anh khói có ở Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Nghệ An. Thạch anh tím có ở Lạng Sơn, Gia Lai. Thạch anh đen có ở Lâm Đồng. Thạch anh hồng có ở Đà Nẵng, Tây Nguyên. Opal và Candexon tìm thấy ở Tây Nguyên như Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai. Tuy nhiên trữ lượng hầu hết là thấp và giá trị thương mại không cao, chỉ có thể dùng làm đồ mỹ nghệ.

Zircon: Được tìm thấy ở Kon Tum, Dak Lak, Bình Thuận, Lâm Đồng.

 

Amazonite: Được tìm thấy ở Yên Bái với giá trị lớn.

 

Jedeit và Nephrit: Phát hiện ở Sơn La, nhưng chất lượng thấp, không phù hợp để chế tác trang sức.

 

Fluorite: Được phát hiện ở Phú Yên và Lai Châu.

 

Trang sức từ đá Ruby – hồng ngọc.

Trang sức từ đá Ruby – hồng ngọc.

 

Trang sức từ đá Sapphire.

Trang sức từ đá Sapphire.

 

Trang sức từ Opal – ngọc mắt mèo.

Trang sức từ Opal – ngọc mắt mèo.

 

Trang sức từ Quarzt – thạch anh.

Trang sức từ Quartz – thạch anh.

 

Trên đây là nơi phân bố chính của các loại đá quý ở Việt Nam, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng phần nào giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về tiềm năng đá quý ở Việt Nam. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết kỳ sau.