Ngày cưới là ngày quan trọng nhất cuộc đời. Các cụ có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cô dâu chú rể cần phải chú ý kiêng kị 4 điều sau đây khi đeo nhẫn để tránh hôn nhân đổ vỡ.


1, Đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra


Người xưa cho rằng nếu đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ diễn ra thì gia đình không hạnh phúc, vợ chồng xáo trộn. Vì vậy, họ kiêng kị đeo nhẫn trước khi hôn lễ diễn ra. Phải chờ đến khi thắp nhang hành lễ gia tiên, hai bên gia đình họ hàng chứng kiến mới được đeo nhẫn, như vậy thì mới được hạnh phúc trọn vẹn


Không đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra

Không đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra.

 

Tham khảo thêm:

 

 

2, Đeo nhẫn ở ngón khác không phải ngón áp út


Theo người châu Âu, bàn tay trái có một mạch máu đặc biệt được gọi mà mạch máu tình yêu. Đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái thì tình yêu sẽ bền vững, có thể ở bên nhau trọn đời.


Còn theo người La Mã cổ đại, trên ngón tay áp út có các tĩnh mạch tình yêu chạy từ ngón tay về tim. Họ nghĩ rằng đeo nhẫn cưới ngón này thì tình yêu sẽ luôn giữ trong trái tim.


Hơn nữa, ngón áp út cũng rất yếu so với các ngón khác trong bàn tay nên khi đeo nhẫn cưới vào sẽ giúp con người cảm có thêm niềm tin và sức mạnh về mặt tinh thần.


Người Trung Quốc lại cho rằng ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa tượng trưng cho bản thân, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời còn ngón út tượng trưng cho con cái.


Còn ở Việt Nam, những người lớn tuổi lại có quan niệm là “nam tả, nữ hữu” tức là đàn ông ở bên trái, phụ nữ ở bên phải. Điều này cũng được áp dụng vào việc đeo nhẫn cưới. Tuy nhiên, để thuận tiện khi làm việc mọi người thường đeo nhẫn cưới ở tay trái vì đeo ở tay phải dễ làm mòn hoặc xước nhẫn.

 

Đeo nhẫn ở ngón áp út.

Đeo nhẫn ở ngón áp út.


3, Đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau


Nhiều cặp đôi nghĩ rằng nhẫn cưới chỉ cần đẹp không cần phải giống nhau. Đây là một suy nghĩ sai lầm.


Trên thực tế, các cặp nhẫn cưới thường được làm kiểu dáng giống nhau. Bởi vì, nhẫn cưới có kiểu dáng tương đồng nhau có ý nghĩa thể hiện sự đồng lòng giữa hai vợ chồng. Ngoài ra, đây cũng là một cách đánh dấu để người ta biết cặp nam nữ đó là một đôi vợ chồng.


Vì vậy mà nếu chọn nhẫn cưới có hình thức quá khác nhau thì vợ chồng dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi. Nếu cái tôi của mỗi người quá cao, không biết nhẫn nhịn thì dễ dẫn tới chia tay.

 

Nên đeo nhẫn cưới có kiểu dáng tương đồng.

Nên đeo nhẫn cưới có kiểu dáng tương đồng nhau.


4, Bán hoặc làm mất nhẫn cưới


Người xưa quan niệm rằng, đánh mất nhẫn cưới đồng nghĩa với việc đánh mất cuộc hôn nhân. Nếu biểu tượng gắn kết giữa hai vợ chồng bị mất thì hạnh phúc giữa hai người cũng bị ảnh hưởng, gặp nhiều sóng gió.


Nếu nhẫn cưới không vừa tay thì hãy mang đi sửa lại để khỏi tuột khỏi tay. Còn nếu có ý định đổi nhẫn cưới mới thì các cặp đôi hãy giữ lại cặp nhẫn cũ không nên bán đi.

 

Giữ nhẫn cưới cẩn thận.

Giữ nhẫn cưới cẩn thận.


Nhẫn cưới là vật đính ước quan trọng vô cùng linh thiêng của các cặp đôi khi nên duyên vợ chồng. Vì vậy mà mọi người nên tránh các điều kiêng kị trên nếu không muốn đứt gánh hôn nhân.