Đồ trang sức thủy tinh là một nét đặc trưng của nền văn hóa Sa Huỳnh, thường được chôn cất theo người mất. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo bài viết đồ trang sức thủy tinh trong văn hóa Sa Huỳnh của Eropi ngay sau đây.

 

Văn hóa Sa Huỳnh

 

Văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh của nước ta, được hình thành vào khoảng năm 1000 Trước công nguyên kéo dài đến cuối thế kỷ II. Cùng với Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Óc Eo tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam thời kỳ đồ sắt. Văn hóa Sa Huỳnh được cho là tồn tại hơn 5000 năm trên địa bàn từ tỉnh Quảng Bình kéo dài đến các tỉnh nam Trung bộ và Tây Nguyên.

 

Tham khảo thêm:

 

 

Đồ trang sức thủy tinh trong văn hóa Sa Huỳnh

 

Các phát hiện khảo cổ học trên Thế giới cho thấy đồ thủy tinh có mặt ở vùng Lưỡng Hà và Ai Cập từ khoảng 4500 năm trước. Ở Việt Nam thì đồ thủy tinh xuất hiện muộn hơn, chỉ từ khoảng 2500 năm trước ở các di tích của văn hóa Đông Sơn, Đồng Nai và Sa Huỳnh. Trong hàng chục hiện vật thủy tinh khai quật được thì đồ trang sức chiếm chủ yếu, gồm các chuỗi hạt, hoa tai, vòng tay. Đặc biệt, số di tích phát hiện cổ vật phần lớn là thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Có lẽ bởi địa bàn cư trú của người Sa Huỳnh dọc theo bờ biển miền Trung, nơi có các bãi cát giàu silic là thành phần chủ yếu tạo ra thủy tinh. Thủy tinh nhân tạo cũng được coi là một trong những thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh.

 

Các mẫu trang sức thủy tinh Sa Huỳnh tại một số bảo tàng nước ta.

 

Các mẫu trang sức thủy tinh Sa Huỳnh tại một số bảo tàng nước ta.

Các mẫu trang sức thủy tinh Sa Huỳnh tại một số bảo tàng nước ta.

 

Người Sa Huỳnh dùng nhiều chất liệu để chế tác trang sức nhưng phổ biến nhất là nhựa cây và cát trắng. Họ chế tác thành các chuỗi hạt đủ màu sắc, từ xanh lơ xanh đen đỏ nâu đến tím xám… Các mẫu khuyên tai hay lắc tay cũng rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Trang sức với người Sa Huỳnh không chỉ là để làm đẹp mà còn giúp chủ nhân thể hiện địa vị sự giàu có cũng như tuân theo một số tập tục tín ngưỡng.

Từ những mẫu trang sức thu được, các nhà nghiên cứu thấy rằng ngoại trừ các chuỗi hạt thì các mẫu trang sức thủy tinh khác được làm khá dày. Có thể là được nấu chảy sau đó sử dụng những kỹ thuật rất thô sơ như cưa, mài, đánh bóng để hoàn thiện. Nên trang sức không có được độ trong suốt thuần khiết như thủy tinh tự nhiên mà hơi vẩn đục, có vết.

 

Các chuỗi hạt thủy tinh sặc sỡ của người Sa Huỳnh cổ.

Các chuỗi hạt thủy tinh sặc sỡ của người Sa Huỳnh cổ.

 

Nổi bật và có giá trị nhất phải kể đến những mẫu khuyên tai ba mấu của phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới được phát hiện vào năm 1935 tại Bố Trạch (Quảng Bình). Nếu khuyên tai ba mấu rất duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại mạnh mẽ, kiêu hãnh. Tất cả đều đạt đến trình độ chế tác tinh xảo hiếm có. Các mẫu khuyên tai này cũng được tìm thấy tại một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaisya,… chứng tỏ có sự giao thương giữa người Sa Huỳnh với các dân tộc khác trong khu vực. Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu và phân tích từ các thành phần hóa học có trong trang sức thủy tinh Sa Huỳnh các nhà khảo cổ kết luận rằng những chuỗi hạt là sản phẩm chế tác tại chỗ, một số rất ít mới là sản phẩm bên ngoài được nhập vào.

 

Khuyên tai hai đầu thú trong nền văn hóa Sa Huỳnh.

 

Khuyên tai hai đầu thú trong nền văn hóa Sa Huỳnh.

Khuyên tai hai đầu thú trong nền văn hóa Sa Huỳnh.

 

Khuyên tai ba mấu được chế tác tinh xảo.

Khuyên tai ba mấu được chế tác tinh xảo.

 

Các dấu vết của trang sức thủy tinh trong văn hóa Sa Huỳnh

 

Các chuỗi hạt thủy tinh nhỏ li ti được phát hiện tại: di tích Cồn Ràng (Thừa Thiên Huế), Long Thạnh (Quảng Ngãi), Động Cườm (Bình Định).

 

Tại Quảng Nam, từ năm 1976 đến nay phát hiện được nhiều trang sức thủy tinh trong các mộ chum Sa Huỳnh.

 

Tại Bàu Trám, năm 1979 phát hiện một chuỗi hạt hình lục lăng bằng thủy tinh nhân tạo màu xanh lơ.

 

Tại Gò Đình (Đại Lãnh) năm 1980 phát hiện một mẫu khuyên tai hai đầu thú, một mẫu khuyên tai ba mấu, hai mẫu khuyên tai vành khăn, nhiều chuỗi hạt li ti. Tất cả đều làm bằng thủy tinh có màu xanh da trời thẫm.

 

Tại khu mộ chum Tam Mỹ, năm 1988 phát hiện bốn chiếc vòng tay màu xanh da trời thẫm, có mặt cắt ngang hình chóp, mài vát hai bên. Trên bề mặt còn lưu lại những dấu vết của phương pháp khoan tách lõi và mài, thoạt nhìn rất dễ lầm tưởng chúng được làm từ thủy tinh tự nhiên, nhưng khi nhìn kỹ sẽ thấy các bọt khí nằm bên trong.

 

Gần đây vào khoảng cuối năm 2002 đến đầu năm 2003, tại khu mộ chum Lai Nghi các nhà khảo cổ đã phát hiện một số lượng lớn lên đến gần 10 000 chuỗi hạt thủy tinh các loại. Có những chuỗi nhỏ li ti thường gọi là cườm tấm, cũng có chuỗi lớn hình quả trám. Màu sắc chủ yếu của các chuỗi hạt thường là xanh đen, xanh lơ, xanh lục, vàng nhạt, cũng có loại không màu. Các lỗ để xỏ dây của chuỗi rất nhỏ, chắc chắn không phải dùng phương pháp khoan nhưng là dùng phương pháp nào thì chưa rõ.

 

Chiêm ngưỡng một số chuỗi hạt thủy tinh được phát hiện của nền văn hóa Sa Huỳnh.

 

Chiêm ngưỡng một số chuỗi hạt thủy tinh được phát hiện của nền văn hóa Sa Huỳnh.

Chiêm ngưỡng một số chuỗi hạt thủy tinh được phát hiện của nền văn hóa Sa Huỳnh.

 

Từ những hiện vật thu được có thể thấy rằng, vào thời kỳ đồ đá ở Việt Nam con người chủ yếu chế tác thủy tinh để làm trang sức chứ chưa thể làm các vật dụng phức tạp hơn như ly chén bát… do trình độ kỹ thuật và công cụ thô sơ hạn chế. Trang sức thủy tinh lúc bấy giờ có thể có giá trị ngang ngửa mã não, ngọc bích ngày nay. Số đồ trang sức thủy tinh trong các di tích của văn hóa Sa Huỳnh lại vượt trội hơn hẳn về cả số lượng và chất lượng chứng tỏ rằng ngoài thỏa mãn nhu cầu làm đẹp cho người Sa Huỳnh thì chúng còn được đem đi trao đổi buôn bán khắp khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là tín hiệu của sự phát triển kinh tế và giao thương.