Người ta có thể tin các vật dụng làm từ rác, dùng rác để tạo ra điện, tái chế rác để tạo ra các sản phẩm mới,... Nhưng có ai tin trang sức là “ sản phẩm được chế biến từ rác thải”.


Điểm danh đầu tiên: Trang sức vàng đến từ rác điện tử.


Vàng là kim loại quý hiếm, được xếp vào top những kim loại có giá trị nhất. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp với ánh vàng đặc biệt, nó cũng được biết đến là nguyên liệu chế tạo ra các bo mạch của các thiết bị điện tử.

 

Một trong những bước chế tác trang sức.

Một trong những bước chế tác trang sức.


Khi những thiết bị điện tử này hỏng, người ta đã tách bo mạch được làm từ vàng và tái chế nó thành những bộ trang sức có giá trị.

 

Chiếc vòng vàng trong bộ trang sức Bayou with Love.

Chiếc vòng vàng trong bộ trang sức Bayou with Love.

Bộ trang sức Bayou with Love của Dell – một hãng sản xuất máy tính nổi tiếng của Mỹ là một ví dụ việc tái chế bo mạch thành trang sức. Khi các thiết bị điện tử bị hỏng, các vi mạch, bo mạch và các linh kiện khác  họ không vứt đi ngay mà nhặt chúng sau đó lọc lấy vàng.


Với khối lượng vàng thu được không hề nhỏ mà thay vì tái chế thành các bo mạch mới  họ đã chế tác thành bộ trang sức Bayou with Love bao gồm nhẫn, bông tai, khuy băng măng sét  vàng 14 hay 18 cara.

 

Đôi khuyên tai vàng Bayou with Love sánh ngang đẳng cấp với các đôi khuyên khác.

Đôi khuyên tai vàng Bayou with Love sánh ngang đẳng cấp với các đôi khuyên khác.


Vì vậy Bayou with Love được biết đến nhiều với cái tên là " bộ trang sức đến từ rác". Đây cũng là một thông điệp Dell gửi đến mọi người về việc chung tay bảo vệ trái đất và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời cũng là một lời khẳng định: " rác xung quanh chúng ta đều có giá trị của nó, đừng vội ném nó đi mà hãy tái chế, tái sử dụng chúng". Như những linh kiện điện tử của công ty máy tính này là một minh chứng hoàn hảo cho thông điệp trên.


Tham khảo thêm:



Kế đến: Bộ tộc với trang sức “ rác” kỳ lạ


Nắp chai hay đồng hồ hỏng đối với chúng ta là những đồ bỏ đi nhưng đối với một số dân tộc khác thì nó là một trang sức làm đẹp truyền thống của họ. Đây có lẽ là điểm thú vị trong văn hóa làm đẹp của những bộ lạc này.

 

Đất nước Ethiopia.

Đất nước Ethiopia.


Daasanach là bộ tộc bán du mục ở Ethiopia, họ thường xuyên di chuyển đến những khoảng đất rộng rãi gần nguồn nước để chăn thả gia súc. Tuy nhiên trong nửa thế kỷ qua, diện tích đất trồng ngày càng thu hep và khiến cho cuộc sống họ dần phụ thuộc vào việc trồng trọt và làm nông nghiệp. Giờ đây họ sống tập trung tại khu cực gần song Omo cùng nhiều dân tộc khác

 

Phụ nữ hay đàn ông, trẻ con hay người lớn tất cả người trong bộ lạc đều đeo trang sức.

Phụ nữ hay đàn ông, trẻ con hay người lớn tất cả người trong bộ lạc đều đeo trang sức.


Từ khi xuất hiện những cửa hàng hàng hóa công nghiệp mà họ hình thành nên những xu hướng thời trang độ lạ. Như việc dùng những vật liệu từ rác thải như nắp chai, đồng hồ đeo tay, kẹp tóc làm thành trang sức như đồ đội đầu vô cùng tinh xảo và độc đáo.


Để làm nên những bộ trang sức đó người Daasanach phải mất nhiều tháng ròng mới kiếm đủ nắp chai hay kiếm đủ tiền mua lại những chiếc đồng hồ đeo tay không còn sử dụng được.


Sau đó những người đàn bà với đôi bàn tay khéo léo sẽ kỳ công ghép những vật liệu này thành những món đồ trang sức.


Thường thì đồ đội đầu dành cho bé gái và trẻ em thường đơn giản. Trong khi đó, những món trang sức dành cho phụ nữ lại cầu kỳ hơn và gồm nhiều chi tiết.

 

Một trang sức kỳ lạ và độc đáo, một nét đẹp trong văn hóa của bộ lạc Daasanach.

Một trang sức kỳ lạ và độc đáo, một nét đẹp trong văn hóa của bộ lạc Daasanach.


Điều thú vị là nam giới cũng đội những chiếc đội đầu làm từ nắp vỏ chai này như một đồ trang sức, nhưng họ chỉ được đội những đồ trang sức như thế cho đến khi lập gia đình. Sau đó, họ được phép đeo những mảnh đất sét có hoa văn sặc sỡ, tô điểm bởi một sợi lông vũ.


Một điều kỳ lạ nữa là trai tráng trong bộ tộc châu Phi này thích được đeo vòng cổ và hoa tai. Tất nhiên không phải là những chiếc vòng cổ đính đá quý hay bằng nhữngkim loại quý hiếm mà chỉ là những chiếc vòng được chế tác và gia công rất đơn giản. Trong khi đó, ngược lại thiếu nữ Daasanach lại có cơ bắp do thường xuyên làm những công việc nặng nhọc như gánh nước.


Đặc biệt, người dân nơi đây không bao giờ cởi bỏ những món đồ trang sức đội đầu này, kể cả trong lúc ngủ, do sợ chúng bị hỏng hóc.


Nếu như ở nước khác, coi những chiếc nắp chai là rác thải, chiếc đồng hồ hỏng là đồ bỏ đi thì ở Ethiopia đó lại là nguyên liệu làm ra những bộ trang sức cho cả bộ tộc. 


Mỗi nơi lại có một phong tục và văn hóa khác nhau, quan niệm về cái đẹp cũng khác nhau. Biết rõ là như vậy nhưng khi tìm hiểu về cách làm  đẹp của bộ lạc Daasanach vẫn khiến ta phải ngỡ ngàng.