Trang sức luôn có sức hút mạnh mẽ đối với phụ nữ, mà đặc biệt phải kể đến trong đó là kim cương – vua của các loại đá quý. Tuy nhiên, với mức độ quý giá của nó, với đa phần mọi người, việc sở hữu một viên kim cương tự nhiên thực sự là rất xa xỉ và đá Cz đã ra đời với xứ mệnh cao cả, lịch sử hình thành đá cubic zirconia sẽ làm bạn ngạc nhiên.

 

1. Nguồn gốc hình thành


Cho tới giữa những năm 1950, cách duy nhất để cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo trang sức đính kim cương là phải khai thác từ các mỏ tự nhiên. Nhưng với quá trình hình thành đòi hỏi có nhiệt độ và áp suất cực lớn (khoảng 1200 độ C và 5 gigapascal). Những điều kiên chỉ có thể xảy ra ở độ sâu 140 -190 km dưới lớp vỏ Trái Đất và thời gian hình thành 1 đến 3,3 tỷ năm. Đã thúc đẩy các nhà khoa học phải tìm ra những vật liệu thay thế để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. 

 

trải qua quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã tìm ra đá cz

 

Năm 1973 trở thành mốc lịch sử quan trọng với đá Cubic zirconia.


2. Quá trình hình thành

 

Năm 1973 đã trở thành một sự kiện lớn của thế giới khi một loại đá tổng hợp gần như là tốt nhất để thay thế kim cương. Đã được tạo bởi các nhà khoa học tại viện vật lý Lebedev ở Moscow. Nhưng ít ai biết rằng, trước đó đá Cubic Zirconia đã phải trải qua rất nhiều các sự kiện. Để có thể được góp mặt trong nền công nghiệp sản xuất đồ trang sức của thế giới.

 

Năm 1892 khoáng sản màu vàng baddeleytite là một thể tự nhiên của zirconium oxide đã được phát hiện. Các nhà khoa học đã tổng hợp được Zirconia ở nhiệt độ 2750 độ C hoặc 4976 độ F. Tuy nhiên chúng không ổn định và bên vững. Vào năm 1929, các nhà khoa học đã có thể xử lý được vấn đề này bằng việc giới thiệu các sản phẩm tổng hợp zirconia.

 

tìm ra khoáng sản vàng baddeleytile

 

Khoáng sản màu vàng baddeleytite là một thể tự nhiên của zirconium oxide đã được phát hiện.

 

Năm 1937 Đức phát hiện ra khối zirconia dưới dạng hạt cực nhỏ có trong metamict zircon. Thông qua nhiễu xạ X-ray, hai nhà khoa học MV Stackelberg và K.Chudoba đã bác bỏ được ý kiến cho rằng. Đây là sản phẩm phụ của quá trình metamictization, chứng minh được sự tồn tại của các vật trong tự nhiên giống hệt với các sản phẩm tổng hợp. 

 

Năm 1960 một số nhà khoa học Pháp đã tiến hành các thí nghiệm về việc kiểm soát sự phát triển đơn thể. Bằng các kĩ thuật làm tan chảy zirconia được chứa trong lớp vỏ mỏng của chất rắn zirconia. Quá trình này được gọi là làm lạnh chất rắn để ám chỉ tới hệ thống nước dùng để làm lạnh đã được sử dụng sau đó. Mặc dù những thí nghiệm này rất có triển vọng, nhưng cuối cùng. Chúng chỉ có thể cho thấy được sự tăng trưởng rất ít của các tinh thể sau khi được làm nóng chảy.

 

Năm 1973 các nhà khoa học của viện vật lý Lebedev ở Moscow đã sử dụng quy trình “Skull Crucible” để chế tạo đá Cubic Zirconia. Sau khi được đốt nóng, bụi Zirconium Oxit được làm lạnh trong crucible.


phải trải qua rất nhiều công đoạn mấy cho ra được sản phẩm thành công

 

Góc nhỏ trong công đoạn tạo thành đá Cubic Zirconia.


Chỉ qua một lần hỗn hợp được làm lạnh, lớp vỏ ngoài cùng bị tróc ra và phần lõi bên trong có thể được sử dụng để làm thành đá quý. Tên gốc của đá Cz được đặt khi đó là “Jewel Fianit”, nhưng tên này chỉ được sử dụng trong phạm vi của liên bang Xô Viết.

 

Tìm hiểu thêm:



 

3. Xuất hiện trên thị trường


Năm 1976 đá Cz được đưa vào sản xuất thương mại. Năm 1977 thì CZ bắt đầu được sản xuất hàng loạt trên thị trường đồ trang sức. Hình thức tự nhiên của đá zirconia rất hiếm, tất cả đá zirconia được sử dụng trong đồ trang sức đã được tổng hợp hoặc tạo ra bởi con người.

 

tạo hình đẹp lung linh cho bạn trẻ

 

Tạo hình cánh bướm cho bạn gái nhẹ nhàng, điệu đà.

 

Được sử dụng đính lên các mặt hàng nhẫn, dây chuyền, lắc tay... đá CZ đã chinh phục được những khách hàng khó tính nhất. Sản phẩm trang sức bạc gắn đá CZ của Eropi Jewelry được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt.

Các đồ trang sức luôn có sức hút mạnh mẽ đối với phụ nữ, mà đặc biệt phải kể đến trong đó là kim cương – vua của các loại đá quý. Tuy nhiên, với mức độ quý giá của nó, với đa phần mọi người, việc sở hữu một viên kim cương tự nhiên thực sự là rất xa xỉ. 
Cho tới giữa những năm 1950, cách duy nhất để cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo trang sức đính kim cương là phải khai thác từ các mỏ tự nhiên. Nhưng với quá trình hình thành đòi hỏi có nhiệt độ và áp suất cực lớn (khoảng 1200 độ C và 5 gigapascal) – những điều kiên chỉ có thể xảy ra ở độ sâu 140 -190 km dưới lớp vỏ Trái Đất và thời gian hình thành 1 đến 3,3 tỷ năm, đã thúc đẩy các nhà khoa học phải tìm ra những vật liệu thay thế để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. 
Và năm 1973 đã trở thành một sự kiện lớn của thế giới khi một loại đá tổng hợp gần như là tốt nhất để thay thế kim cương đã được tạo bởi các nhà khoa học tại viện vật lý Lebedev ở Moscow. Nhưng ít ai biết rằng, trước đó đá Cz đã phải trải qua rất nhiều các sự kiện để có thể được góp mặt trong nền công nghiệp sản xuất đồ trang sức của thế giới.
Năm 1892, khoáng sản màu vàng baddeleytite là một thể tự nhiên của zirconium oxide đã được phát hiện. Với độ nóng chảy khá cao của Zirconia (2750 độ C hoặc 4976 độ F), sự tăng trường của các đơn tinh thể có thể bị mất kiểm soát. Vào năm 1929, các nhà khoa học đã có thể xử lý được vấn đề này  bằng việc giới thiệu các sản phẩm  tổng hợp zirconia.
Năm 1937, Đức phát hiện ra khối zirconia dưới dạng hạt cực nhỏ có trong metamict zircon. Thông qua nhiễu xạ X-ray, hai nhà khoa học MV Stackelberg và K.Chudoba đã bác bỏ được ý kiến cho rằng đây là sản phẩm phụ của quá trình metamictization, chứng minh được sự tồn tại của các vật trong tự nhiên giống hệt với các sản phẩm tổng hợp. 
Năm 1960, một số nhà khoa học Pháp đã tiến hành các thí nghiệm về việc kiểm soát sự phát triển đơn thể bằng các kĩ thuật làm tan chảy zirconia được chứa trong lớp vỏ mỏng của chất rắn  zirconia. Quá trình này được gọi là làm lạnh chất rắn để ám chỉ tới hệ thống nước dùng để làm lạnh đã được sử dụng sau đó. Mặc dù những thí nghiệm này rất có triển vọng, nhưng cuối cùng, chúng chỉ có thể cho thấy được sự tăng trưởng rất ít của các tinh thể sau khi được làm nóng chảy.
Năm 1973, các nhà khoa học của viện vật lý Lebedev ở Moscow đã sử dụng quy trình “Skull Crucible” để chế tạo đá Cubic Zirconia. Sau khi được đốt nóng, bụi Zirconium Oxit được làm lạnh trong crucible. Chỉ qua một lần hỗn hợp được làm lạnh, lớp vỏ ngoài cùng bị tróc ra và phần lõi bên trong có thể được sử dụng để làm thành đá quý. Tên gốc của đá CZ được đặt khi đó là “Jewel Fianit”, nhưng tên này chỉ được sử dụng trong phạm vi của liên bang Xô Viết. 
Năm 1976, đá CZ được đưa vào sản xuất thương mại. Năm 1977 khối zirconia bắt đầu được sản xuất hàng loạt trên thị trường đồ trang sức. Hình thức tự nhiên của khối zirconia rất hiếm, tất cả các khối zirconia được sử dụng trong đồ trang sức đã được tổng hợp hoặc tạo ra bởi con người.