Tính độc quyền cộng với chi phí khai thác tốn kém và những vấn đền liên quan tới tính hợp pháp sở hữu kim cương đã đẩy mức giá của viên đá quý này lên mức ngất ngưởng.


Kim cương không hẳn là loại đá “hiếm tới mức khó tìm”, bởi sau quá trình nhiều năm khai thác chúng ta chỉ thấy sản lượng kim cương thô tìm thấy qua mỗi năm đều tăng lên, không có sự sụt giảm. Vậy vì sao kim cương luôn sở hữu mức giá đắt đỏ và thậm chí là có nhiều người sẵn sàng đổ máu để sở hữu chúng?


Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Nam Phi hàng trăm năm trước trước kia đã từng sử dụng kim cương làm tiền để gửi tại ngân hàng. Ở tại đất nước này, kim cương có trữ lượng khá lớn, thuộc loại hàng đầu trên thế giới. Theo hãng kim cương lớn nhất thế giới hiện nay là De Beers, giá kim cương sẽ chỉ tăng không giảm vì mức chi phí để tiến hành khai thác chúng rất tốn kém.


Viên kim cương vàng lớn nhất thế giới

Viên kim cương màu vàng có kích cỡ lớn nhất thế giới.

 

Tham khảo thêm:

 

 

Chi phí khai thác quá cao


Kim cương được hình thành trong một môi trường khắc nghiệt, nơi hội tụ cả hai yếu tố là nhiệt độ cao và áp suất lớn. Kiểm chứng đã cho thấy khoáng vật này hầu như tập trung chủ yếu tại những địa điểm trắc ẩn nguy hiểm như gần miệng núi lửa phun trào đã tắt, nằm sâu dưới lòng đất, trong những mạch khoáng ngầm… Những địa điểm trên thế giới được coi là có trữ lượng lớn kim cương là Nam Á, châu Phi và Bắc Mỹ.


Để có thể tìm ra được một mỏ kim cương sở hữu mức trữ lượng đủ lớn để tiến hành khai thác công nghiệp, rất nhiều nhà địa chất phải tiến hành nghiên cứu trong thời gian tính bằng thập kỷ. Khi khai thác, khối lượng nhân công luôn duy trì ở con số vài trăm người. Ước tính rằng để tìm được một carat kim cương (tương đương khoảng 20 mg), những người thợ khai thác phải đào bới rồi sàng lọc tới 1,3 triệu tấn đất đá.


Khai thác kim cương phải đánh đổi nhiều thứ

Để tìm ra kim cương nhiều người đánh đổi cả cuộc đời, mạng sống.

 

Không những vậy, kim cương khai thác được vẫn chỉ ở dạng thô và giá trị của chúng chỉ bằng 40% loại kim cương đã xử lý kỹ. Chúng còn phải trải qua quy trình đánh bóng, cắt ghép nhiều lần. Những công việc trên đều phải tiến hành bằng tay mà không một loại máy móc nào có thể thay thế. Dễ dàng bắt gặp cảnh tượng hàng trăm công nhân miệt mài trong khu chế xuất để tiến hành mài và đánh bóng kim cương.


Tất cả những chi phí trên được cộng dồn lại và ai ai cũng nhận ra rằng chi phí nhân lực, sản xuất kim cương là một con số khổng lồ. Việc chúng góp phần đẩy giá kim cương lên cao là điều hoàn toàn dễ hiểu.


Hầm khai thác kim cương

Khu mỏ khai thác kim cương nằm sâu trong lòng đất.

 

Quặng được nghiền và rửa sạch

Máy móc đơn giản hỗ trợ việc sàng lọc và rửa đá quặng.

 

Phân loại kim cương

Những viên kim cương lớn được phân loại bằng tay.


Phân loại kim cương bằng máy

Những viên kim cương nhỏ mới được phân loại bằng máy.

 

Quanh cảnh nhà máy chế tác kim cương

Quang cảnh nhân viên đang chế tác, cắt gọt kim cương.

 

Sự độc quyền trong ngành khai thác kim cương


Không phải bất cứ công ty, doanh nghiệp nào cũng được phép khai thác kim cương công khai. Hiện nay, trên thế giới những công ty được phép khai thác kim cương là rất ít, trong đó những cái tên cần kể đến là Alrosa, Debswana, BHP Billiton hay De Beers. De Beers cũng chính là cái tên đặc biệt nhất cần chú ý. Tờ báo The Diamond Registry từng thống kê 80% trữ lượng kim cương toàn cầu khai thác được là của De Beers.


Một khu vực khai thác kim cương

Khu mỏ khai thác kim cương là đặc quyền riêng của công ty khai thác quản lý.


Với sự độc quyền về khai thác và cung ứng, việc những công ty này liên kết và đẩy giá kim cương lên cao là hoàn toàn có thể xảy ra.


Buôn lậu kim cương


Mức giá đắt đỏ, lợi nhuận thu được cao, kim cương đương nhiên là mặt hàng ưa thích của giới buôn lậu. Trên thế giới tồn tại một nơi được gọi là “chợ trời kim cương” – đó là thành phố Surat, bang Gujarat, nằm ở miền tây Ấn Độ. Tại đây, hàng ngày đều diễn gia những thương vụ giao dịch mua bán “kim cương máu” (kim cương lậu có được cho các cuộc tranh chấp, cướp bóc…). Chúng sẽ được tẩy sạch nguồn gốc, làm giả mọi loại giấy tờ để biến thành kim cương có nguồn gốc sạch. Ước tính, mỗi năm từ nơi đây sẽ cung cấp trữ lượng kim cương với trị giá 3-5 tỷ USD khi khắp mọi nơi trên toàn cầu.


Mỗi viên kim cương trước khi đến tay các thượng khách sẽ trải qua từng nhịp cầu. Tại mỗi nhịp cầu, mức giá của chúng lại được đẩy lên một bậc. Sự lũy tiến này khiến chúng trở thành viên đá quý trị giá – vô cùng đắt đỏ.