Mỗi một làng nghề đều có những “ sự tích” riêng, có những câu chuyện về nguồn gốc về cái tên, về cái nghề, về ông tổ nghề,.. Làng nghề vàng bạc Châu Khê ở Hải Dương cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.

 

Làng nghề chế tác bạc Châu Khê

 

Châu Khê là một làng cổ ra đời sớm từ thời nhà Lý (1009-1226) do Chu Tam Xương thống lĩnh quân Tam xương tạo lập, lúc đầu có tên là Chu Xá Trang.


Chu Xá Trang là một làng quê thuộc vùng châu thổ sông Hồng, nằm dọc tả sông Cửu An, dân cư thưa thớt, chủ yếu sống dựa vào canh tác nông nghiệp. Thời Trần thuộc Hồng Lộ. Thời Lê, Nguyễn là một xã của Tổng Tông Chanh, huyện Đường An, nay là một trong 7 làng thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

 

Giỗ tổ nghề vàng bạc Châu Khê.

Giỗ tổ nghề vàng bạc Châu Khê.


Làng nghề vàng bạc nổi tiếng  Châu Khê thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương.


Theo sử sách ghi lại, nghề thủ công vàng bạc Châu Khê được xuất phát từ nghề đúc bạc nén dưới triều Lê Sơ. Thời đó, Lại bộ thương thư Lưu Xuân Tín một con của làng được nhà vua giao cho nhiệm vụ chỉ đạo việc đúc bạc nén lưu hành tiền tệ trong nước. Ông mới tập hợp những người thợ của làng lên kinh đô ( phố Hàng Bạc bây giờ) lập xưởng chế tạo vàng nén phục vụ cho đúc tiền của cả nước và đồ dùng trong cung vua. Từ đó, nghề vàng bạc Châu Khê và phố Hàng Bạc cùng hình thành và phát triển.

 

Không chỉ đúc bạc nén, các nghệ nhân còn có những sản phẩm trang sức tinh xảo.

Không chỉ đúc bạc nén, các nghệ nhân còn có những sản phẩm trang sức tinh xảo. 

 

Thời bấy giờ không có những máy móc kỹ thuật hiện đại như ngày nay, nhưng những trang sức vàng hay bạc đều đạt đến độ tinh xảo và hoàn mỹ nhất định, khó có máy móc nào có thể vượt qua được.


Mục đích ban đầu của nhà vua khi giao chỉ cho Lại bộ thương thu Lưu Xuân Tín chỉ là đúc bạc nén, vàng thỏi, tiền đồng để tiện cho việc trao đổi buôn bán trong nước. Nhưng, sau một thời gian nhận thấy số lượng vàng thỏi và bạc nén đã đủ dùng, Lưu Xuân Tín được truyền chỉ tạo ra các đồ trang sức, vật phẩm dành riêng cho vua chúa và phía hậu cung. Đây cũng là tiền đề để ra đời những bộ trang sức vàng, bạc đầu tiên ở nước ta. 

 

Nhiều kiểu dáng cùng mẫu mã trong các bộ trang sức vàng, bạc.

Nhiều kiểu dáng cùng mẫu mã trong các bộ trang sức bạc.


Điều đặc biệt là những trang sức hoàn toàn được chế tác bằng tay ( phương pháp thủ công ) nhưng nó có những tỷ lệ rất chính xác của một món trang sức hoàn hảo, cân đối.


Có thể kể đến một số sản phẩm nổi tiếng của các nghệ nhân trong làng như: cành vàng, trâm ngọc, chén ngọc, được tiến vào trong hoàng cung cho các bậc đế vương dùng.

 

Bên trong đền Kim Ngân ( phố Hàng Bạc ).

Bên trong đền Kim Ngân ( phố Hàng Bạc ).


Mỗi một trang sức vàng hay trang sức bạc đều được những người thợ tỉ mỉ chế khéo léo.

 

Tham khảo thêm:

 


Xưởng bạc Châu Khê


Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao khó khan, thăng trầm. Có những lúc tưởng như làng mất nghề truyền thống do ông cha để lại nhưng với lòng quyết tâm và tình yêu mà người dân làng Châu Khê vẫn giữ vững nghề, cha truyền con nối, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau

 

Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau gìn giữ nghề truyền thống của làng.

Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau gìn giữ nghề truyền thống của làng.

 

Bộ trang sức vàng lóa mắt người người ngắm nhìn.

Bộ trang sức vàng lóa mắt người người ngắm nhìn.

 

Từ bước đi lên, xưởng vàng bạc Châu Khê đã có những bước phát triển rực rỡ.  Cả thôn có 237 hộ gia đình thì có đến hơn 200 hộ làm nghề, 50% số thợ trong làng (400 thợ) đạt tay nghề bậc 4-5/7 và được cấp chứng chỉ của Trung ương Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam.

 

Trang sức bạc được làm thủ công.

Trang sức bạc được làm thủ công.

 

Cho đến tận ngày nay những món trang sức  đến từ làng nghề vàng bạc nổi tiếng Châu Khê vẫn luôn được mọi người đón nhận và yêu thích bởi độ tinh xảo và hoàn mỹ của nó. Những sản phẩm đến từ Châu Khê luôn có nét riêng mà ít có sản phẩm khác có thể bì kịp.