Tục thờ Thần Tài bắt nguồn từ Trung Quốc, và bắt đầu du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ XX. Điểm khác biệt ở nước ta khi làm lễ cúng này không nhất thiết phải có vàng. Cùng Eropi tìm hiểu về sự tích ngày thần tài trong bài viết này.

Nguồn gốc


Tôn vinh vẻ đẹp Việt

 

Ngày xưa, có một người lái buôn Trung Quốc tên Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần. Chính trong cuộc gặp gỡ này, ngài may mắn được Thủy Thần cho một gia nhân tên Như Nguyệt.


Âu Minh đem nàng về nhà chăm sóc, từ đó công việc làm ăn ngày càng khấm khá. Trong một ngày Tết, không hiểu lý do gì mà ngài đánh Như Nguyệt, nàng tủi nhục chui vào đống rơm và biến mất. Từ đó công việc làm ăn trở nên thua lỗ, chẳng mấy mà tán gia bạn sản, thành người nghèo khổ.


Từ đó nhân dân truyền nhau rằng nàng chính là Thần Tài và bắt đầu lập bàn thờ, nhưng luôn nằm ở góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, mà người Việt Nam thường kiêng quét rác trong 3 ngày tết vì sợ Thần Tài ẩn trong đó, và mình đem của cải, tài lộc ra khỏi nhà.


Tôn vinh vẻ đẹp Việt

Người Việt Nam thường kiêng quét rác trong 3 ngày tết vì sợ Thần Tài ẩn trong đó, và mình đem của cải, tài lộc ra khỏi nhà.

Một số truyền thuyết khác về ngày thần tài


Nhưng còn có một điển tích khác được lưu truyền trong nhân gian, Thần Tài là một dạng thổ thần, vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản việc đất đai. Khi người Việt khai hoang và gặp khó khắn, ý niệm về các vị thần bắt đầu hình thành để làm chỗ dựa tâm linh, giúp con người mưu sinh.


Thần Đất là vị thần bảo vệ mùa màng, hoa màu, cũng chính là người trong coi tiền bạc trong nhà. Đây chính là dấu ấn của thời kì kinh tế thương nghiệp.


Tôn vinh vẻ đẹp Việt

Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán hay còn được biết đến là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ.

Nhưng cũng có một giả thuyết khác, là Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán hay còn được biết đến là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ(một trong thập bát La Hán). Ông là người chuyên bắt rắn, vào rừng sâu với chiếc túi to trên lung, gặp rắn độc bắt lại, sau khi nhổ bỏ răng độc sẽ thả đi.


Người dân Trung Quốc cho đó là Bố Đại đầu thai tại nước Lương tên là Phó Đại Sĩ, tính tình hiền lành, vui vẻ nhưng ăn mặc có phần xốc xếch. Ai cho gì cũng để trong túi vải mang đi cho trẻ em nghèo.


Tham khảo thêm:

 

Do đó có tượng Thần Tài đứng có mang túi to, hai tay đưa thẳng lên trời cười thoải mái, thể hiện cho sự may mắn và thành công.


Dù Thần Tài được cho là hình tượng khác của Thần Đất nhưng cả hai đều mang yếu tố tâm linh. Qua đó giúp người dân làm ăn phát đạt, cho nên không thờ thần tài một mình mà thờ chung với Thổ Địa (vị thần cai quản đất đai).


Tôn vinh vẻ đẹp Việt

Trong những gia đình là ăn buôn bán thường thờ Thần Tài và hương khói quanh năm.

Trong những gia đình là ăn buôn bán thường thờ Thần Tài và hương khói quanh năm. Khi bắt đầu ngày mới họ thường thắp hương cầu xin mua may bán đắt. Việc thờ thần tài là một nét đẹp tín ngường lưu truyền trong nhân gian, mang đậm dấu ấn giao lưu văn hóa.


Sự tích về ngày thần tài còn có rất nhiều truyền thuyết khác. Nhưng ngày nay, trong phong tục thờ Thần Tài và cúng Thần Tài vào ngày 10 tháng riêng âm lịch hoặc vào mùng 10 âm lịch hằng năm.