Nhắc đến những loại vật chất đắt đỏ nhất hành tinh chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến kim cương hoặc vàng. Thực tế thì chúng tuy có giá trị lớn nhưng chưa phải vật chất đắt đỏ nhất nếu xét đến tất cả các loại vật chất như đá quý, nguyên liệu, thực phẩm,… Sau đây, là danh sách 10 loại vật chất được cho là đắt đỏ nhất hành tinh tính thời điểm hiện tại.

 

1. Phản vật chất – 100 000 tỷ USD/gam

 

Phản vật chất ban đầu chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, vào những năm 1930 có một bộ phim khoa học viễn tưởng với nội dung đề cập đến một loại phản vật chất như nhiên liệu siêu năng lượng sử dụng để tăng tốc độ vận chuyển của các tàu không gian. Suy nghĩ tưởng như hơi điên rồ trong phim cuối cùng lại trở thành sự thật khi các nhà khoa học phát hiện ra sự tổn tại của phản vật chất trên các thiên hà ở thời sơ khai của vũ trụ. Phản vật chất tồn tại dưới dạng hạt, nhỏ hơn nguyên tử và có tính chất đối lập với các vật chất bình thường khác. Khi hạt phản vật chất tiếp xúc với các hạt thông thường sẽ sinh ra một nguồn siêu năng lượng dưới dạng tia gamma, neutino,… Một lượng nhỏ phản vật chất có thể thay thế toàn bộ nhiên liệu dùng cho tàu không gian, giúp con người rút ngắn đáng kể thời gian đặt chân lên các hành tinh khác.

 

Tuy nhiên, sản xuất phản vật chất không hề dễ dàng và ngốn rất nhiều chi phí. Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao chúng lại đắt đỏ nhất hành tinh. Hiện nay, trung tâm phản hạt lớn nhất thế giới nằm tại Mỹ cũng chỉ sản xuất được một phần nghìn tỷ phản hạt một năm, với mức giá khổng lồ 100 triệu USD. Như vậy, để có một gam phản hạt chúng ta cần một triệu năm và 100 nghìn tỷ USD.

 

Phản vật chất được tìm thấy lần đầu tiên trên các thiên hà xa xôi trong vũ trụ.

Phản vật chất được tìm thấy lần đầu tiên trên các thiên hà xa xôi trong vũ trụ.

 

Tham khảo thêm:


 

 

 

 2. Californium - khoảng 27 triệu USD/gam

 

Californium (CF) là một kim loại tổng hợp có tính phóng xạ cực mạnh, được tạo ra lần đầu tiên và cũng là duy nhất vào ngày 17/3/1950. CF được dùng để kích hoạt các lò phản ứng hạt nhân, điều trị ung thư, chụp X – quang, khai thác dầu khí, nguyên liệu sản xuất chất nổ. Tuy nhiên, vì là chất phóng xạ mạnh nên nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng không đúng cách CF sẽ gây hại đến hệ gen của tất các sinh vật sống trong đó có con người. Gây ung thư, tổn thương hệ miễn dịch, dị tật và bức xạ còn di truyền đến các thế hệ sau

 

Mô phỏng về Californium.

Californium là chất phóng xạ cực độc hại.


 3. Painite – khoảng 300 000 USD/gam

 

Painite được phát hiện lần đầu vào năm 1950 bởi Arthur C.D. Pain nên được đặt theo tên ông. Vài thập kỷ tiếp theo mới phát hiện được tất cả 2 tinh thể nên có thể nói Painite là vật chất cực kỳ hiếm. Năm 2005, Painite được ghi vào sách kỷ lục Guiness thế giới là khoáng sản quý hiếm nhất với khoảng 25 mẫu khoáng vật có mặt trên hành tinh.

 

Một trong số các tinh thể Painite.

Một trong số các tinh thể Painite.

 

4. Kim cương – khoảng 55 000 USD/gam

 

Kim cương có lẽ không còn xa lạ với con người, bởi từ thời cổ đại cách đây 2500 năm nó đã là vật chất được sử dụng làm trang sức xa xỉ. Kim cương có thành phần hóa học là carbon, cấu trúc tinh thể lập phương, là loại cấu trúc bền vững nhất nên chúng có độ cứng cực lớn, dẫn nhiệt tốt. Kim cương được ứng dụng trong công nghiệp để làm các loại mũi khoan, dao cắt, đánh bóng kim loại,.. Và một công dụng không thể không nhắc tới đó là làm trang sức. Với tính khúc xạ cao, độ trong suốt lớn mà kim cương phát ra thứ ánh sáng lấp lánh vô cùng hiếm có, quyết định đến sự đắt đỏ của nó. Hiện nay, con người thường sử dụng kim cương nhân tạo vì giá thành rẻ hơn rất nhiều so với kim cương khai thác tự nhiên.

 

Trang sức kim cương luôn có mức giá đắt đỏ.

Trang sức kim cương luôn có mức giá đắt đỏ.

 

5.Tritium – khoảng 30 000 USD/gam

 

Tritium là một đồng vị phóng xạ của Hydro, được sinh ra khi các bức xạ vũ trụ tương tác với khí quyển hoặc được tổng hợp trong các phản ứng hạt nhân. Tritinum tự nhiên tồn tại ở dạng vết và cực kỳ hiếm trên trái đất. Tritinum nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chúng được sử dụng trong các lò phản ứng nhiệt hạch và các máy neutron. Các nhà sản xuất đồng hồ trộn Tritinum với chất phát sáng để tạo tính năng chiếu sáng khẩn cấp của đồng hồ vào ban đêm dành cho thợ lặn, trường học, các trường học, các lối thoát hiểm ở nhà hát,... Hoặc tạo ra nguồn sáng liên tục mà không cần pin, dùng làm điểm ngắm cho súng trường,…

 

Tritinum có thể tạo ra nguồn sáng liên tục không cần pin.

Tritinum có thể tạo ra nguồn sáng liên tục không cần pin.

 

6. Taaffeite – khoảng 20 000 USD/gam

 

Taaffeite được tìm ra vào năm 1945 bởi nhà nghiên cứu đá quý người Úc Richard Taaffe. Taaffeite được xếp vào nhóm đá quý cực hiếm, thậm chí được cho là khan hiếm hơn kim cương một triệu lần. Nếu đặt toàn bộ lượng đá Taaffeite hiện có trên thế giới thì chỉ đầy một chiếc cốc nhỏ. Chắc các bạn đã hiểu vì sao giá thành của chúng lại đắt đỏ đến như vậy rồi đúng không? Taaffeite có dải màu sắc đa dạng, từ trong suốt cho đến màu tím oải hương, màu hoa cà hoặc màu tím hơi ngả xanh.

 

7. Plutoni – khoảng 4000 USD/gam


Plutonium là nguyên tố nguyên thủy nặng nhất, có màu trắng bạc đồng thời cũng là nguyên tố phóng xạ cực mạnh và độc hại. Plutonium rất dễ cháy, được sử dụng trong các phản ứng nhiệt hạch nhằm tạo ra năng lượng hạt nhân. Plutonium trong tự nhiên rất khan hiếm nên giá thành của nó cao ngất ngưởng và các quốc gia cũng xếp nó vào danh sách những vật chất cần được bảo vệ, sử dụng theo chế độ hết sức chặt chẽ.

 

Plutonium trong các phản ứng nhiệt hạch.

 

8. Platin (Bạch kim) – 60 USD/gam

 

Platinum hay bạch kim là một kim loại chuyển tiếp hiếm, có trong lớp vỏ Trái đất, màu trắng xám, đặc dẻo, dễ uốn. Bạch kim có nhiều ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, lĩnh vực y tế, lĩnh vực môi trường và đặc biệt là chế tác trang sức. Bởi vì sản lượng khai thác hàng năm của bạch kim chỉ vào khoảng vài trăm tấn nên chúng được coi là chất liệu quý hiếm và giá thành cũng rất cao. Hiện nay, con người thường có xu hướng dùng các mẫu trang sức xi mạ bạch kim thay vì dùng trang sức làm hoàn toàn từ bạch kim. Lý do là vì lớp xi mạ bạch kim cũng đẹp không kém cạnh mà giá mềm hơn rất nhiều.

 

Chiêm ngưỡng một số mẫu trang sức bạc xi mạ bạch kim tại Eropi.

Chiêm ngưỡng một số mẫu trang sức bạc xi mạ bạch kim tại Eropi.

 

9. Rhodium – khoảng 58 USD VND/gam

 

Rhodium là một kim loại chuyển tiếp khá hiếm, cứng, có màu trắng bạc, dẫn điện tốt. Rhodium được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp chế tạo và ngành kim hoàn. Rhodium làm chất xúc tác trong quá trình sản xuất thủy tinh, có trong thành phần cặp nhiệt độ và nồi nấu phòng thí nghiệm. Quá trình khai thác và tinh chế Rhodium từ các mỏ quặng khá khó khăn nên Rhodium có giá thành cao

 

Trang sức bạc mạ Rhodium.

Trang sức bạc mạ Rhodium.

 

10. Gold (Vàng) – khoảng 56 USD/gam

 

Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ bởi vàng chỉ xếp thứ 10 trong danh sách này. Vàng là một kim loại quý nhưng lại có trữ lượng tương đối cũng như dễ khai thác trên thế giới chứ không quá khan hiếm. Vàng được sử dụng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không chỉ làm đồ trang sức mà còn là phương tiện chuyển đồi tiền tệ, nhiều ứng dụng trong y tế thực phẩm và đồ uống. Ngay từ thời cổ đại, vàng đã phổ biến rộng rãi trong đời sống con người. Tuy nhiên do tính chất của vàng nguyên chất khá mềm, khó khăn trong việc gia công nên các hãng trang sức trên thế giới thường trộn thêm các hợp kim khác như bạc, đồng, bạch kim vào vàng để tăng độ cứng, dễ chế tác hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, vàng còn được dùng làm chất bán dẫn và nối các bo mạch điện tử do dẫn nhiệt dẫn điện tốt lại không bị sỉn màu.

 

Một số mẫu trang sức vàng bán chạy nhất tại Eropi hiện nay.

Một số mẫu trang sức vàng bán chạy nhất tại Eropi hiện nay.