Giá trị của đá quý không chỉ là do mức độ khan hiếm, các đặc tính vật lý nổi trội mà phần nhiều là ở vẻ đẹp tự nhiên đến từ màu sắc và các hiện tượng quang học. Cùng điểm qua một số hiện tượng quang học thường gặp của đá quý.

 

1 Sự tán sắc ánh sáng – Hiệu ứng ánh lửa

 

Trong vật lý, tán sắc ánh sáng là hiện tượng phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành nhiều ánh sáng đơn sắc (ánh sáng chỉ có một màu duy nhất : đỏ, tím, hồng,…). Sự tán sắc ánh sáng của đá quý là hiện tượng ánh sáng trắng (ánh mặt trời, bóng điện,…) bị phân tách thành các màu đơn sắc khi truyền qua hoặc khi phản xạ từ đá quý. Các màu đơn sắc truyền đến mắt người nhìn biến thiên từ đỏ tới tím, rực rỡ như sắc cầu vồng nên hiện tượng quang học này còn được gọi là hiệu ứng ánh lửa. Các loại đá quý càng trong suốt, không màu, có chiết xuất cao thì ánh lửa càng lớn, hiệu ứng càng rõ rệt và hấp dẫn. Kim cương là ví dụ điển hình nhất.

 

Ngày nay, các hãng trang sức thường sản xuất nhiều loại đá nhân tạo có độ tán sắc lớn nhằm đạt được hiệu ứng ánh lửa đẹp mắt ví dụ như kim cương fake Cubic Zicronia, tuy nhiên nhiều khi hơi quá, lớn hơn cả kim cương. Nếu khách hàng là người sành chơi trang sức có thể lợi dụng đặc điểm này để phân biệt độ thật giả của đá.

 

Hiệu ứng ánh lửa dễ quan sát thấy ở kim cương.

Hiệu ứng ánh lửa dễ quan sát thấy ở kim cương.

 

Tham khảo thêm :

 


2 Sự tán xạ ánh sáng

 

Sự tán xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng không truyền thẳng mà truyền theo nhiều phương khác nhau trong môi trường không đồng tính. Sự tán xạ ánh sáng của đá quý tạo ra 4 hiệu ứng quang học phổ biến dưới đây :

 

Hiệu ứng Adularia : Là hiện tượng tạo màng gợn sóng, xảy ra điển hình ở đá mặt trăng.

 

Trang sức từ đá mặt trăng.

 

Hiệu ứng mắt mèo : Là hiện tượng xuất hiện một đường sáng gợn sóng bên trong viên đá mà thoạt nhìn sẽ như mắt của mèo. Hiệu ứng này có tên tiếng Anh là Chrysoberyl nên nhiều người thường gọi Chrysoberyl là đá mắt mèo, trong khi thật sự Opal mới là đá mắt mèo. Các loại đá có hiệu ứng này đều được xếp vào nhóm Chrysoberyl như thạch anh mắt mèo, thạch anh mắt chim ưng,…

 

Đá và trang sức từ đá Chrysoberyl.

Đá và trang sức từ đá Chrysoberyl.

 

Hiệu ứng ánh sao : Là hiện tượng các dải sáng trên bề mặt viên đá giao nhau  tại một điểm tạo thành hình ảnh giống như ngôi sao. Có thể có một hoặc nhiều ngôi sao, hình dạng ngôi sao không nhất định phải chuẩn 5 cánh, có khi là hình sao cụt hoặc chỉ là chùm tia sáng. Với các viên đá qua chế tác thì để có được hiệu ứng này một cách đẹp mắt ngoài cấu tạo bên trong viên đá thì phụ thuộc rất lớn vào tay nghề mài cắt, tính toán về các tỷ lệ của thợ kim hoàn. Một số viên đá thường gặp hiệu ứng này là : Ruby, Shapphire, Thạch anh hồng, Garnet, Spinel,…

 

Mô phỏng hiệu ứng ánh sao.

Mô phỏng hiệu ứng ánh sao.

 

Hiệu ứng Opal ngũ sắc : Là hiện tượng giao thoa màu sắc vô cùng sặc sỡ. Nổi bật là màu lơ sữa trong tia sáng phản xạ và màu hơi đỏ trong tia sáng truyền qua do sự tán xạ ánh sáng từ các phân tử nhỏ. Xuất hiện nhiều ở đá mắt mèo Opal hoặc đá mặt trăng.

 

Đá và trang sức từ đá Opal.

 

Đá và trang sức từ đá Opal.

Đá và trang sức từ đá Opal.

 

Hiệu ứng ánh lụa : Là những ánh long lanh xuất hiện bên trong viên đá do sự tán xạ ánh sáng qua các khe nứt hoặc các bao thể rất nhỏ. Thường gặp ở Ruby, Shapphire.

 

3 Sự giao thoa ánh sáng – Hiệu ứng abradorescence

 

Tên của hiệu ứng được lấy theo tên của loại đá đầu tiên phát hiện được hiện tượng quang học đặc biệt này, đá Labradorite. Nguyên nhân của hiệu ứng là do sự giao thoa ánh sáng bên trong viên đá đã được mài cong từ nhiều lớp song song có thành phần khác nhau.

 

Hiệu ứng abradorescence.

Hiệu ứng abradorescence.

 

Trên đây là một số hiện tượng quang học của đá quý để bạn đọc tham khảo. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết kỳ sau.