80% trang sức được gắn đá Cubic Zirconia, vậy đá Cubic Zirconia là gì và tại sao nó lại được sử dụng phổ biến trong giới trang sức như vậy. Cùng Eropi Jewelry khám phá những điều vô cùng thú vị về loại đá có vẻ đẹp lấp lánh không thua kém gì kim cương này nhé!


Đá Cubic Zirconia là gì?


Đá Cucbic Zirconia viết tắt là đá Cz hay ECz và chúng còn được biết đến với tên gọi “kim cương fake”. Sở dĩ, chúng được gọi như vậy nhờ sở hữu vẻ đẹp và các đặc tính quang học, vật lý, hóa học … không thua kém gì những viên kim cương thiên nhiên. Thực chất, chúng là một dạng tinh thể nhân tạo được tạo ra từ quá trình tinh chế hỗn hợp với thành phần bột zirconium oxide có độ tinh khiết cao ở nhiệt độ, áp suất lớn.


Quá trình sản xuất đá Cz (đá Fianit) lần đầu tiên được phát triển vào năm 1937 tại Viện Lebedev  Viện Hàn lâm Khoa học Nga.


Vậy, đá Cubic Zirconia là một loại đá tổng hợp với thành phần chính là ZrO2, bột ổn định, magie và canxi. Số lượng của mỗi thành phần được kiểm soát cẩn thận để tạo ra một viên đá tổng hợp có chất lượng vượt trội có thể sánh ngang kim cương.

 

Đá Cz sở hữu vẻ đẹp lấp lánh giống như một viên kim cương

 Đá Cucbic Zirconia viết tắt là đá Cz hay ECz và chúng còn được biết đến với tên gọi “kim cương fake”. 

Đá Cz đạt độ cứng 8.5/10 trên thang độ cứng Mod, chúng rất cứng, khó trầy xước và có độ quang học hoàn hảo.


Rất khó để phân biệt sự khác nhau giữa một viên kim cương với một viên đá Cz chỉ bằng mắt thường. Cho nên đã có rất nhiều đơn vị kinh doanh đã qua mắt người tiêu dùng để chuộc lợi từ những viên đá "fake" kim cương này.


Đá Cubic Zirconia có màu không?


Thông thường một viên đá Cz sẽ không có màu, nhưng chúng có thể được bổ sung một số oxit kim loại để cho ra một loạt các màu sắc khác nhau. Công việc này khá khó và yêu cầu độ chính xác cao. Chính vì vậy, đá Cubic Zirconia có màu sắc rất đa dạng, bắt mắt.

 

Bảng màu cơ bản của đá Cz

Bảng màu cơ bản của đá Cubic Zirconia.

 

Tiêu chuẩn đánh giá đá Cz là gì?


Tương tự như các tiêu chuẩn đáng giá kim cương, đá Cz cũng sử dụng tiêu chuẩn 4C.


Tiêu chuẩn 4C sẽ chấm điểm 1 viên đá Cz dựa trên 4 đặc tính vật lý: Màu sắc (Color), độ trong suốt (Clarity), khối lương (carat) và kỹ thuật cắt (cut).


Color (màu sắc): Màu sắc của một viên đá sẽ được đánh giá theo thang điểm từ D tới Z. Những viên đá Cz thuộc thanh D thường không màu, trong sốt như những giọt nước và có giá trị cao nhất. Tuy nhiên, giá trị của những viên đá Cz bắt đầu tăng khi chúng có màu sắc đạt tới ngưỡng màu “fancy color”. Những viên đá màu này là một ngoại lệ so với giá trị theo thang điểm D-Z vì màu sắc này là cực kỳ quý hiếm và rất được yêu thích.


Cách duy nhất để xác định màu sắc của một viên Cz là đặt chúng cạnh một viên đá Cz tiêu chuẩn.

 

Tiêu chuẩn đánh giá Cz theo màu sắc

Tiêu chuẩn màu sắc đá cz theo GIA.


Đá Cubic Zirconia có màu D, E và F và những viên “fancy color” có giá trị nhất vì chúng hiến và được nhiều người yêu thích.


Clarity (độ trong suốt): Độ trong suốt của những viên đá được đánh giá dựa vào kết quả nhìn dưới kính núp 10 lần, các vết xước, màu sắc, tạp chất … tất cả đều được sử dụng để đánh giá một viên đá Cz. Những viên đá Cz đạt độ tinh khiết, không lẫn tạp chất sẽ được đánh giá cao và có giá trị cao hơn những viên đá khác.

 

Tiêu chuẩn đánh giá Cz theo độ trong suốt

Tiêu chuẩn độ tinh khiết đá cz theo GIA.


Carat (khối lượng): Khối lượng của một viên đá cũng là một tiêu chí để xác định giá trị, tuy nhiên không phải một viên đá có khối lượng lớn có giá trị cao hơn một viên đá có kích thước nhỏ hơn. Chúng chỉ có giá trị hơn khi so sánh những viên đá có màu sắc, độ tinh khiết và cách cắt là như nhau.

 

Tiêu chuẩn đánh giá Cz theo trọng lượng

Bảng quy đổi kích thước mm sang carat.


Trong giới trang sức người ta thường sử dụng đơn vị carat (ct) như một đơn vị chuẩn trong việc đo lường trọng lượng đá quý. 1 ct = 0.20g.


Cut (kỹ thuật cắt): Cách cắt rất quan trọng, một viên đá chỉ sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo khi nó phản xạ ánh sáng nhiều nhất. Người ta tin rằng một viên đá được cắt hoàn hảo sẽ làm tăng giá trị dù khối lượng của chúng có bị giảm đi 30% trong quá trình cắt. Vì trong quá trình cắt sẽ làm tăng độ trong cũng như màu sắc của đá Cz.

 

Tiêu chuẩn đánh giá Cz theo cách cắt


Tiêu chuẩn này được đánh giá theo 5 cấp độ về các yếu tố như: độ phản xạ, độ tán xạ và khả năng lấp lánh.


Một viên Cubic Zirconia được cắt tốt thì khi nhìn từ trên xuống phải có màu trắng. Nếu không tốt, thì chúng sẽ có màu đen ở chính giữa khi nhìn từ trên xuống.

 

Tìm hiểu thêm:


 

Ý nghĩa sự ra đời của đá Cz đối với ngành thời trang trang sức


Những viên đá Cz lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1937 và được sử dụng phố biến vào năm 1976. Sự ra đời của những viên đá Cubic Zirconia đã tạo ra bước ngoặt lớn cho ngành trang sức.


Thị trường trang sức ảm đạm với những món trang sức đắt tiền chỉ dành cho giới thượng lưu đã không còn, từ khi có sự xuất hiện của đá Cz. Thị trường trang sức trở lên sôi động hơn mọi phụ nữ đều có thể sử dụng những món nữ trang “lấp lánh” và đương nhiên phái đẹp vui vẻ hơn khi có thể sở hữu những sợi dây chuyền bạc, lắc tay gắn đá Cz long lanh.

 

Trang sức bạc gắn đá Cubic Zirconia của Eropi Jewerly

 

Trang sức bạc gắn đá Cz của Eropi

  Mẫu nhẫn bạc của Eropi Jewelry.


Qua bài viết này, Eropi Jewelry mong muốn sẽ cung cấp cho bạn một số cái nhìn tổng quan về loại đá Cubic Zirconia đang được sử dụng phổ biến trong giới trang sức hiện nay.