Chắc hẳn mọi người đều nghĩ rằng kim cương là loại đá quý và hiếm nhất thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều loại đá còn hiếm hơn cả kim cương. Chúng ta hãy cùng truy tìm danh tính của các loại đá này nhé.


 

1, Kim cương đỏ


Về đặc tính, kim cương đỏ vẫn là kim cương nhưng sự khác biệt ở đây chính là độ quý hiếm của nó, màu đỏ là màu khó tìm nhất trong tất cả các sắc kim cương. Trên thực tế, viên kim cương đỏ lớn nhất thế giới – Red Moussaieff chỉ nặng 5,11 carat (khoảng 1 gram) trong khi 1 viên kim cương thường có thể nặng đến 500 carat. Trên thế giới chỉ còn khoảng 20 – 30 viên kim cương đỏ được chứng nhận tồn tại.


Dù ở kích thước và khối lượng nào thì giá trị của kim cương đỏ vẫn đắt nhất trong các loại kim cương. Giá dao động từ 1 - 2,5 triệu USD/carat (khoảng 21 - 52 tỷ VND).

 

Kim cương đỏ

Kim cương đỏ.

 

Tham khảo thêm:


 


2, Ngọc lục bảo Alexandrite


Ngọc lục bảo Alexandrite trở lên quý hiếm nhờ khả năng phản quan và chuyển màu sắc ngay trong lòng bàn tay tùy thuộc vào góc nhìn và mức độ ánh sáng.


Dưới ánh sáng mặt trời, loại đá này có màu xanh lục nhạt nhưng đặt dưới ánh đèn dây tóc, nó sẽ chuyển sang màu đỏ tím.


Alexandrite cùng họ đá quý với ngọc lục bảo. Nhờ sự kết hợp cực kỳ hiếm hoi của các khoáng chất bao gồm titan, sắt và crôm mà Alexandrite có được đặc tính biến đổi màu sắc.

 

Những viên đá Alexandrite hầu như có kích thước khá nhỏ, dưới một carat. Với những viên có kích thước từ một carat trở lên có giá thành dao động từ 50.000 đến 1.000.000 USD/carat ( từ 1 - 21 tỷ VND).

Ngọc lục bảo Alexandrite

Ngọc lục bảo Alexandrite.


3, Painite


Vào thập niên 50, đá Painite được tìm thấy lần đầu tiên ở Myanmar bởi nhà khoáng vật học người Anh Arthur C.D. Trong nhiều năm, đá painite luôn đứng đầu bảng danh sách đá quý hiếm nhất thế giới với 2 mẫu được tìm thấy.


Đến năm 2005, các nhà khoa học chỉ tìm thấy 25 mẫu đá Painite trên toàn thế giới. Vì vậy mà sách kỉ lục Guinness đã công nhận Painite là loại khoáng sản quý hiếm nhất vào năm 2005.


Hiện nay, người ta đã tìm thấy một mỏ khoáng sản Painite tại Myanmar - nơi được coi là nguồn gốc sinh ra loại đá này. Vì vậy nên Painite không còn hiếm như trước.


Tuy nhiên,Painite vẫn nằm trong danh sách những loại khoáng sản quý hiếm và giá của Painite khá cao, khoảng 60.000 USD/carat (khoảng 1,248 tỷ VND).

 

Painite

Painite.


4, Grandidierite


Grandidierite được đặt tên theo tên nhà thám hiểm, sử học gia tự nhiên người Pháp - Alfred Grandidier. Nó có màu lục phớt lam, được được tìm thấy chủ yếu ở bán đảo Madagascar.


Đá Grandidierite có thể chuyển từ màu nước biển sang xanh lá cây hoặc là trắng.


Hiện nay, trên thế giới chỉ còn tồn tại khoảng vài trăm viên đá Grandidierite. Giá của nó có thể lên đến trên 20.000 USD/carat (khoảng 420 triệu VND).

 

Grandidierite

Grandidierite.


5, Đá Beryl đỏ.


Đá Beryl đỏ còn được gọi là Ngọc lục bảo đỏ có đặc tính tương đồng với ngọc lục bảo và đá aquamarine nhưng Beryl đỏ quý hiếm hơn nhiều, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1904.


Đá Beryl đỏ được phân bố chủ yếu ở Utah và Mexico, tuy nhiên việc khai thác gặp khá nhiều khó khăn. Theo một vài công bố gần đây, đá Beryl đỏ có chất lượng tương tự như hồng ngọc nhưng lại hiếm hơn khoảng 8000 lần.


Theo các chuyên gia, những viên đá Beryl đỏ được kết tinh trong điều kiện áp suất vô cùng thấp và nhiệt độ cực kỳ cao, dọc các khe nứt và lỗ hổng chứa magma của núi lửa.

 

Do vậy, giá của viên đá beryl đỏ đã được cắt có thể cao hơn gấp 10 lần một viên đá thô, khoảng 10.000 USD/carat (210 triệu VND).

 

Đá Beryl đỏ

Đá Beryl đỏ.

6, Musgravite


Đá Musgravite đã được tìm thấy từ năm 1976 nhưng phải đến năm 1993, người ta mới có được những mẫu vật đủ lơn và tinh khiết để cắt thành hình.


Tính đến năm 2005, trên thế giới chỉ tồn tại 8 mẫu vật Musgravite. Nó được xác nhận là khoáng silicat có thành phần chính bao gồm beryllium (Be), magie (Mg) và nhôm (Al).


Giá của Musgravite khoảng 6.000 USD/carat (khoảng 126 triệu VND).

 

Musgravite

Musgravite.


7, Benitoite


Đá Benitoite  chỉ mới được phát hiện tại sông San Benito thuộc thành phố San Benito, California. Vì vậy  mà Benitoite đã trở thành loại đá biểu trưng cho bang Cali.


Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Benitoite là khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang vô cùng rực rỡ dưới ánh đèn UV.

 

Mặc dù đá Benitoite được tìm thấy từ đầu thế kỉ XX và được nghiên cứu trong nhiều thập kỉ về các thành phần hóa học nhưng nguồn gốc của màu sắc và tính huỳnh quang của loại đá này vẫn là một bí ẩn.


Loại đá quý này có giá khoảng  3.000 đến 4.000 USD/carat (khoảng 63 - 84 triệu VND).

 

Benitoite

Benitoite.


8, Poudretteite


Vào giữa thập niên 60, những viên đá Poudretteite đầu tiên đã được phát hiện ở một mỏ khoáng sản tại núi Saint Hilaire, Quebec. Tuy nhiên, phải đến năm 1987 loại đá này mới chính thức được công nhận và được miêu tả đầy đủ như một loại khoáng sản vào năm 2003.


Poudretteite thường có màu hồng, tím hoặc không màu, độ cứng từ 5 đến 6 theo thang Mohs. Hiện nay, người ta còn tìm thấy loại đá này ở vùng Mogok thuộc bang Shan của Myanmar. Giá của nó rơi vào khoảng 3.000 USD/carat (khoảng 63 triệu VND).

 

Poudretteite

Poudretteite.


Hi vọng bài viết bổ ích với bạn.